Ngửa cổ ra sau thấy đau
Ngửa cổ ra sau thấy đau nhức có thể là do những nguyên nhân hết sức đơn giản như: gối đầu quá cao, hơi lạnh tác dụng vào sau gáy lâu, dầm mưa nhiều, trời lạnh… Tuy nhiên, chứng đau nhức xuất hiện khi ngửa cổ ra sau cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Đó là gì?
TẠI SAO KHI NGỬA CỔ RA SAU THẤY ĐAU NHỨC?
Có một số nguyên nhân chính gây lên hiện tượng đau nhức khi ngửa cổ ra sau, hay còn gọi là chứng đau cổ gáy. Những nguyên này được phân chia thành các nhóm như sau:
1. Nhóm nguyên nhân cơ học.
Nguyên nhân cơ học là những nguyên nhân bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt của chúng ta. Ví dụ như:
- Thói quen gối đầu quá cao ảnh hưởng đến cổ gáy.
- Để điều hòa thối vào gáy quá lâu.
- Tắm gội quá khuya, dầm mưa gây cảm lạnh, nhiễm phong hàn, ảnh hưởng xấu tới các dây thần kinh và khớp cổ.
- Thói quen ngồi gập cổ dùng điện thoại, máy tính hoặc đọc sách.
Và rất nhiều những thói quen xấu khác khiến cho lượng oxy không lưu thông được lên các tế bào và tổ chức cơ vùng cổ, gáy. Khiến cho chúng ta thường xuyên gặp phải hiện tượng ngửa cổ ra phía sau thấy đau. Ngoài ra, còn kèm theo những hiện tượng như nhức nhối, mệt mỏi, cứng khớp khó cử động…
2. Ngửa cổ ra sau thấy đau là do tuổi già.
Tuổi tác ngày càng cao, hệ xương khớp ngày càng yếu và lão hóa. Các tổ chức xương và đĩa đệm ở khớp không còn khỏe mạnh và dẻo dai như trước nữa. Người cao tuổi dễ gặp phải những cơn đau ở vùng cổ vai gáy, lưng cũng như toàn thân. Ngoài ra, do quá trình lưu thông máu giảm, xương khớp không đàn hồi tốt còn có thể sinh ra những hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mỏi cổ thường xuyên… Nếu không được điều trị kịp thời, những chứng đau nhức có thể trở thành mãn tính.
3. Ngửa cổ ra sau thấy đau nhức cũng có thể là do một số bệnh lý.
Bên cạnh thói quen sinh hoạt sai lầm, lão hóa do tuổi tác, hiện tượng đau nhức ở cổ còn có thể do một số bệnh lý gây ra. Những bệnh lý thường gặp nhất có kèm theo triệu chứng đau nhức vùng sau cổ là: Gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai, viêm cơ vùng vai gáy, loãng xương…
4. Ngửa cổ ra sau thấy đau còn do thời tiết.
Thời tiết thay đổi đột ngột như nóng chuyển lạnh có thể làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Máu huyết bị ứ trệ, kém lưu thông, làm cho lượng oxy mang tới các vùng của cơ thể không đủ. Dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ, gây đau mỏi. Những cơn đau thường bắt đầu ở nhức nhẹ, không quá nhức nhối. Nhưng lâu dần khí huyết không được đả thông, cơ thể có thể gặp phải những tình trạng xấu hơn. Dẫn tới không chỉ cổ, vai, gáy, lưng, chân tay đau mỏi. Mà còn có thể kèm theo các bệnh nguy hiểm khác.
PHẢI LÀM THẾ NÀO KHI NGỬA CỔ RA SAU THẤY ĐAU?
Giống như bất cứ triệu chứng đau nhức nào khác. Ban đầu có vẻ rất bình thường và tưởng chừng sẽ biến mất nhanh thôi. Nói cách khác, hầu hết trong chúng ta đều rất chủ quan và nghĩ rằng những cơn đau này chẳng đáng lo ngại cho lắm! Tuy nhiên, nếu như không chữa trị kịp thời, rất có thể bệnh tình sẽ chuyển biến phức tạp và khó kiểm soát hơn bạn nghĩ đấy! Đọc ngay một số lưu ý cũng như cách điều trị dưới đây để sức khỏe luôn đảm bảo nhé!
Những lưu ý để phòng tránh đau nhức vùng vái cổ gáy:
- Ngồi, đứng, nằm, cúi,…đúng tư thế chuẩn.
- Chỉ dùng gối dưới 10cm để đảm bảo được độ cong sinh lý chuẩn của phần gáy.
- Không chỉ đầu mà cả vùng vai cũng được đặt trên gối để tránh giãn cơ và cột sống.
- Không kẹp điện thoại hoặc các thiết bị nghe gọi vào vai để tránh bị căng cơ cổ.
- Luôn giữ cổ thoải mái khi xem tivi, đọc sách, chơi game, làm việc bằng những phần tựa cổ nhẹ nhàng và êm dịu.
- Nếu công việc bắt buộc phải vận động vùng xương cổ nhiều thì cần phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để tránh đau nhức và bệnh vùng cổ.
Ngửa cổ ra sau thấy đau mỏi cần chữa bằng cách nào?
Khi bị đau nhức, có một số phương pháp bạn có thể thực hiện ngay để giảm và hạn chế cơn đau như sau:
1. Thuốc giảm đau.
Khi cơn đau diễn ra trong một vài ngày mà không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Cách tốt hơn cả là sử dụng những loại thuốc để giảm đau.Bạn có một vài lựa chọn: thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc thuốc Nam.
Với thuốc Tây y, những lựa chọn khá đa dạng. Bạn có thể dùng thuốc uống giảm đau, thuốc bôi ngoài như Capsaicin,Salicylat,… miếng dán giảm đauAcetaminiphen, thuốc kháng viêm, các loại thuốc có chứa diclofenac,paracetamol,corticoid, ibuprofen, aspirin… Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc tiêm để có tác dụng nhanh chóng hơn. Những loại thuốc Tây y này bạn có thể mua rất dễ dàng mà không cần đơn thuốc. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng, bởi nếu lạm dụng, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và phản ứng với hệ tiêu hóa, ga, gan và thận… Vì thế, trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhé!
Được mệnh danh là thuốc “lành” đối với sức khỏe, các loại thuốc Đông y và Nam dược cũng luôn được yêu thích. Tuy không đem lại tác dụng nhanh như các loại thuốc Tân dược. Nhưng chúng lại trị được tận gốc bệnh và không lo nguy hại do tác dụng phụ.
2. Ngửa cổ ra sau thấy đau có thể chữa khỏi bằng xoa bóp.
Khi cơn đau xuất hiện, bạn có thể từ từ đưa cổ về tư thế chuẩn. Sau đó, mát xa và xoa bóp nhẹ nhàng vùng sau cổ, gáy. Động tác này có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các túi chườm ấm để xoa dịu vùng cơ bắp căng cứng và kích thích lưu thông máu. Phương pháp này rất tiện lợi và đơn giản để bạn tự thực hiện ở nhà.
3. Bài tập vùng cổ gáy giúp ngăn ngừa tình trạng ngửa cổ ra sau thấy đau.
Dưới đây là một số bài tập được rất nhiều người áp dụng cho vùng vai gáy và đã đem lại kết quả tốt trong cải thiện tình trạng đau mỏi ở phía sau cổ. Cùng tìm hiểu nhé!
- Cách thứ nhất: Ngồi trong tư thế thả lỏng toàn thân, lưng thẳng. Bạn cũng có thể đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, thả lỏng vùng cổ cũng được nhé! Bắt đầu với việc điều chỉnh nhịp thở đều, nhẹ nhàng. Đồng thời xoa hai lòng bàn tay vào nhau đến khi ấm, rồi áp lên vùng sau gáy. Tiếp theo, cúi đầu từ từ kết hợp thở sâu trong 5 giây. Sau đó, ngửa đầu ra sau và hít sâu trong 5 giâu. Thực hiện như vậy khoảng 10-20 lần tùy cơn đau.
- Cách thứ hai: Thực hiện tương tự như cách 1, chỉ khác là thay vì ngả đầu về sau và cúi gập. Thì chũng ta nghiêng đầu sang hai bên.
- Cách thứ ba: Tương tự như trước nhưng thực hiện động tác xoay cổ từ trái sang phải rồi từ phải sang trái một cách từ từ. Thực hiện mỗi bên khoảng 5 lần, với tốc độ chậm kết hợp với hít thở sâu.
Hãy thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt!
Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng nên điều chỉnh lại đôi chút ở chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt bằng cách:
- Sử dụng các sản phẩm chứa Cao Blueberry, Ginkgo Biloba, Chondroitin, vitamin nhóm B… Những sản phẩm này sẽ khiến cho hệ thần kinh được bảo vệ, tăng cường lưu thông khí huyết. Nhờ đó, các tổn thương và cơn đau mỏi sẽ biến mất nhanh chóng. Cơ thể cũng mau phục hồi hơn.
- Nghỉ ngơi thường xuyên và hạn chế vận động một vài ngày khi có hiện tượng đau.
- Bổ sung thêm vitamin C,E và các khoáng chất như Kali, Canxi…
- Rèn luyện một số môn thể thao dưỡng sinh nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, thiền định… để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe xương khớp. Cũng như thư giãn tinh thần.
Ngửa cổ ra sau thấy đau mỏi không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm. Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý và khắc phục sớm để tránh những biến chuyển tiêu cực có khả năng xảy ra. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng ta vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong trường hợp này!