Đau mỏi cổ dấu hiệu những bệnh NGUY HIỂM nguyên nhân cách chữa trị

Đau mỏi cổ tưởng là biểu hiện bình thường của sức khỏe. Không ai nghĩ rằng nó lại là dấu hiệu BÁO ĐỘNG rằng cơ thể bạn có thể đang gặp NGUY HIỂM. Cùng tìm hiểu nguyên nhân đau cổ là gì? Đau mỏi cổ báo hiệu những bệnh gì? Ai là những người có nguy cơ cao bị đau cổ? Cách chữa đau cổ như thế nào hiệu quả?

Đau cổ là triệu chứng rất thường gặp ở cả nam và nữ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại khiến cho cơ thể người mắc phải cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như hiệu quả trong công việc. Thêm vào đó, đau cổ, đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo những chứng bệnh nghiêm trọng.

Đau bên hông trái là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Vì thế, đừng chủ quan khi bạn cảm thấy:

– Đau nhức xung quanh vùng cổ, ảnh hưởng tới cơ cổ và cả hai bên cơ vai hoặc vùng xương giữa hai vai.

– Đau cứng cổ vai rồi lan dần xuống cánh tay, chân hoặc dịch chuyển lên vùng đầu.

– Căng và đau phần cơ ở cổ, sở vào thấy cứng.

– Đau buốt bất thường, bị cứng cổ không thể cúi, quay đầu hay vặn cổ dễ dàng (vẹo cổ).

– Cảm thấy mỏi cổ, mất sức hoặc tê dại hai cánh tay, bàn tay.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU CỔ, MỎI CỔ, CĂNG CƠ CỔ.

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng đau nhức ở vùng cổ. Có thể từ thói quen sinh hoạt, từ những chấn thương, va đập mạnh, các bệnh liên quan đến khớp, cơ… có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính như sau

1. Do vận động và thói quen sinh hoạt:

– Cơn đau có thể xảy ra do sự căng cơ cổ khi cúi hoặc nghiêng hoặc giữ cổ trong tư thế không thẳng quá lâu. Bắt nguồn từ thói quen liên tục sử dụng điện thoại nhiều giờ, kẹp điện thoại giữa tai và vai, đọc sách quá lâu… Lúc này phần cơ ở cổtrở nên căng và mệt mỏi. Nếu không thư giãn kịp thời, những cơn đau có nguy cơ cao trở thành mãn tính.

– Thói quen gối đầu quá cao, tư thế tựa cổ không chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa, dẫn tới bị mỏi cổ, đau cơ cổ và nhiều căn bệnh liên quan khác.

– Sự căng thẳng và mệt mỏi từ công việc/học tập cũng có thể tạo ra những cơn đau. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tiết ra những chất gây co cứng phần cơ cổ.

2. Do tình trạng sức khỏe và bệnh lý:

Đôi khi cơn đau bắt nguồn từ chính tình trạng sức khỏe hoặc nó là dấu hiệu báo trước những căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ rình rập bạn:

– Thoái hóa đốt sống cổ:

Đây có lẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tưởng cổ bị mỏi và đau nhức. Ngược lại, đau cổ cũng được coi là triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ rõ thấy nhất. Thông thường, bệnh này xuất hiện nhiều hơn khi tuổi tác của chúng ta tăng lên. Tuy nhiên, ngày nay, độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị thoái hóa sống cổ đang trẻ hóa dần.

– Mòn khớp.

Đừng lầm tưởng rằng chỉ có khớp gối, khớp ở lưng bị đau mới bị mòn. Các khớp xương ở vùng cổ cũng có khả năng bị mài mòn theo tuổi già hoặc do tác động từ bên ngoài.

– Cứng đĩa đệm

Đây là hiện tượng mà đĩa đệm (phần giữa các đốt sống/khớp xương) trở nên khô và cứng hơn. Khiến cho khoảng trống trong cột sống bị thu hẹp lại, dễ gây đau mỏi và cứng cổ.

– Thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đêm là hiện tượng đĩa đệm bị nhô ra, rời khỏi vị trí vốn có ban đầu. Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống, tay và cả phần cổ nữa.

– Nén dây thần kinh

Các vấn đề về xương khớp và đốt sống của bạn có thể ảnh hưởng đến không gian của các nhánh dây thân kinh. Việc tăng sức ép, đè nén các dây thần kinh này sẽ khiến cho phần cổ bị ảnh hưởng khá lớn.

– Viêm khớp.

Viêm khớp không chỉ xuất hiện ở chân, tay và lưng mà các khớp cổ cũng là khu vực rất thường bị viêm. Viêm khớp có thể gây ra  những cơn đau nhói và cả những cơn đau âm ỉ dài ngày.

– Viêm màng não:

Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến màng não và tủy sống. Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh này là cổ bị đau và co cứng khớp.

– Ung thư:

Ung thư là một trong số ít những nguyên nhân gây ra đau cổ. Các khối u ung thư được hình thành ở cột sống có thể khiến bạn vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi nó không được chữa trị kịp thời và tiếp tục di căn đến các bộ phận khác.

3. Do tai nạn, chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài:

Những tác động từ bên ngoài như tai nạn, chấn thương có thể khiến đau dây thần kinh cổ, đau cổ một bên hoặc toàn phần, ảnh hưởng tới đốt sống và hệ cơ vùng cổ…

NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ CAO BỊ ĐAU CỔ?

Bất cứ ai cũng có khả năng bị đau vùng cổ. Những người có nguy cơ cao chủ yếu là do:

1. Tuổi tác:

Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ tuổi. Lý do là sự thay đổi và thoái hóa dần theo thời gian của cơ thể, hệ xương và cơ, đặc biệt là vùng cổ.

2. Nghề nghiệp:

Những người làm việc cố định trong một tư thế suốt thời gian dài như lái xe, nhân viên văn phòng, người làm việc nhiều giờ trước máy tính… là những người có nguy cơ cao mắc chứng đau cổ bên trái/phải hoặc toàn phần. Nguy cơ cao hơn rất nhiều so với những công việc thường xuyên được vận động và di chuyển

CÁCH TRỊ ĐAU CỔ, MỎI CỔ, TÊ CỨNG CƠ CỔ

Tùy thuộc vào tính trạng bệnh lý của mỗi người là cấp tính hay mãn tính, nặng hay nhẹ mà lựa chọn những cách chữa mỏi cổ, tê cứng cổ phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh thông dụng và không kém phần hiệu quả

1. Nghỉ ngơi:

Nghỉ ngơi là việc đầu tiên bạn nên làm khi cảm thấy phần cổ bị đau nhức và căng cứng. Hãy thư giãn tinh thần và không để cho phần cổ chịu thêm bất cứ một tác động nào. Tuy không nhanh chóng nhưng cơn đau sẽ dần dịu bớt. Nếu không thấy đỡ, hãy chuyển sang các cách thức khác.

2. Sử dụng thuốc.

– Thuốc/miếng dán giảm đau: Nếu chỉ đau nhẹ và cấp tính, miếng dán giảm đau hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề. Nếu cơn đau mạnh hơn, bạn cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ do bác sĩ kê toa. (Ví dụ như ibuprofen, naproxen sodium, aspirin,  acetaminophen…)

– Tiêm: Sử dụng phương pháp này khi cơn đau tệ hơn. Tốt nhất, nếu cần can thiệp bằng cách tiêm, bạn nên nhờ đến bác sĩ và kiểm tra chi tiết tình trạng sức khỏe vùng cổ.

3. Các liệu pháp vật lý trị liệu.

– Các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cổ: Phương pháp này rất đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Thực hiện hàng ngày đều đặn có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng đau mỏi, phục hồi chức năng, tăng sức bền và sự khỏe mạnh của cơ bắp cổ.

– Tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ: Yoga cũng là một cách không tồi. Không chỉ cho vùng cổ mà còn cho nhiều bộ phận khác trên toàn cơ thể.

– Xoa bóp, massage: Nhẹ nhàng xoa bóp cổ bằng tay, ghế mát xa hoặc các thiết bị hỗ trợ khác có thể cải thiện lưu thông máu ở vùng cổ. Cơ bắp được thư giãn và những cơn đau nhờ đó cũng giảm đi.

Video hướng dẫn cách mát xa/massage toàn thân nam nữ

– Chườm nóng/lạnh: Đây cũng là cách khá hữu hiệu để làm dịu cơn đau và giãn vùng cơ căng cứng nhanh chóng. Một chiếc khăn lạnh sử dụng khoảng 20 phút, vài lần trong này sẽ giảm đau. Hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm nhiệt/khăn ấm để giãn cơ bắp đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kỹ vì nó có thể làm cho các trường hợp bị viêm thêm trầm trọng.

– Các liệu pháp trị liệu như châm cứu, xung điện:Các biện pháp này tác dụng trực tiếp đến các huyệt đạo và dây thần kinh ở vùng cổ, giúp giảm đau khá hiệu quả. Song đây chỉ là một phương thức hỗ trợ, bạn nên kết hợp nó với một lộ trình điều trị khoa học mà bác sĩ tư vấn.

4. Sự can thiệp của phẫu thuật và phương pháp y tế hiện đại

Nếu cơn đau bắt nguồn từ tình trạng bệnh lý liên quan đến cổ. Và nó quá trầm trọng để có thể điều trị được bằng những phương pháp bên trên. Bạn cần nhờ đến sự can thiệp của y tế như phẫu thuật để điều trị hiệu quả.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG CHỐNG ĐAU MỎI CỔ?

Để tránh đau mỏi cổ, tất nhiên, trước hết bạn cần cố gắng tránh tối đa tác động từ bên ngoài như va đập, chấn thương… Ngoài ra, bạn cũng nên có những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt để giúp phần cổ được thư giãn và giảm thiểu đau mỏi và các nguy cơ mắc bệnh vùng cổ:

– Nếu công việc của bạn bắt buộc cần ngồi trong một tư thế quá lâu như lái xe, nhân viên văn phòng… Hãy giải lao thường xuyên. Bạn nên đứng dậy đi lại để thay đổi tư thế, hoặc nhún vai thư giãn. Tránh nghiến răng vì sẽ ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh ở vai-cổ.

– Ngay cả những động tác rất đơn giản như nghiêng/cúi cổ lâu khi ngồi đọc sách, dùng điện thoại, xem phim… cũng có thể khiến cho cổ bị ảnh hưởng. Vì thế, bạn cần chú ý thường xuyên vận động cổ và thay đổi tư thế để thư giãn vùng cổ của bạn.

– Điều chỉnh lại bàn làm việc và máy tính, sao cho cổ không phải cúi quá nhiều. Đầu gối cũng nên chỉnh thấp hông để giảm ảnh hưởng đến lưng và không tạo áp lực lên cơ cổ.

– Sử dụng tai nghe thay vì thói quen dùng tai và vai để giữ điện thoại, sẽ tránh được cứng cổ, vẹo cổ.

– Tránh ngủ gục. Hãy chọn cho mình một chiếc gối, như vậy sẽ hỗ trợ cho phần cơ cổ không bị co cứng.

Đau nhức bả vai giảm ngay với phương pháp xoa bóp đơn giản này

Đau mỏi cổ với những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hãy bảo vệ phần cổ của bạn một cách khoa học và đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Hãy ghi nhớ những thông tin mà bạn vừa được biết để luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Minh Tú

Share
Published by
Minh Tú
Tags: chữa đau mỏi cổ đau mỏi cổ mỏi cổ

Recent Posts

  • Tin tức về ghế massage

Địa chỉ mua ghế massage nhật shika gò vấp uy tín nhất

Nhu cầu sử dụng ghế massage đang ngày càng tăng cao. Ghế matxa như một thiết bị chăm sóc sức…

% ngày trước
  • Tin tức về ghế massage

Địa chỉ mua ghế massage giá rẻ tại Hải Phòng

Ghế matxa dần trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay.…

% ngày trước
  • Tin tức về ghế massage

Mua trả góp ghế mát xa Shika? Nên hay không nên?

Với rất nhiều người, để mua được một chiếc ghế matxa là điều khá khó khăn khi họ không có…

% ngày trước
  • Tin tức về ghế massage

Thận trọng khi mua ghế mát xa toàn thân giá rẻ

Bất kỳ ai khi mua ghế matxa đều mong muốn mua được ghế có giá rẻ nhất. Tuy nhiên, mua…

% ngày trước
  • Tin tức về ghế massage

Cảm nhận sau 1 tuần sử dụng máy mát xa shika 8918

Tuần trước tôi có mua máy mát xa shika 8918 tại Ghế massage Shika cơ sở ở Hà Nội. Tôi…

% ngày trước
  • Tin tức về ghế massage

Địa chỉ mua ghế massage Shika Đà Nẵng uy tín nhất

Shika là thương hiệu đồ gia dụng và các thiết bị chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản được người…

% ngày trước