Bệnh xương khớp có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nữa. Được mệnh danh là căn bệnh “người già” thường gặp nhất. Nhưng trên thực tế, ngay cả ở độ tuổi thanh niên cũng không hiếm trường hợp, bạn vướng phải vấn đề về xương khớp. Tuy phổ biến, dễ gặp, nhưng để chữa trị lại không hề đơn giản. Vậy nên, căn bệnh này luôn là nỗi trăn trở của không ít người.
Làm thế nào để chúng ta biết rằng mình đang bị các bệnh về xương khớp? Thực ra, chuyện này không quá khó như bạn vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần chịu khó “lắng nghe” cơ thể mình một chút là có thể nhận ra “lời chào hỏi” sớm của những căn bệnh về xương khớp.
– Một hay nhiều khớp bị co cứng vào mỗi buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian không vận động phần khớp đó (một vài giờ đồng hồ trở lên)
– Những phần co cứng khớp thuyên giảm khi ngâm tay/chân/toàn thân trong nước ấm, khi chườm nóng hoặc sau khi tập co duỗi các khớp.
– Đau khớp khi viêm màng dịch, viêm dây chằng, co thắt bắp thịt…
– Bất ngờ bị đau, đặc biệt là vùng đầu gối, khi trời lạnh, ẩm, thời tiết thay đổi đột ngột… Cơn đau nhẹ và âm ỉ bắt đầu ở mức vừa phải, và tăng dần lên khi cử động khớp. Đặc biệt bạn đêm cũng bị đau rất nhiều, khiến khó ngủ và mất ngủ.
– Nhức mỏi lâu ngày cho dù đã nghỉ ngơi và dùng các loại cao dán và thuốc giảm đau.
– Nghe thấy tiếng cót két khi di chuyển khớp và cảm giác được các khớp xương khong còn trơn tru như bình thường.
Việc nhận biết những dấu hiệu này tương đối dễ dàng. Bởi hệ xương khớp là giá đỡ của toàn cơ thể. Từng chuyển động của chúng ta đều phải dựa vào các khớp xương ấy. Vì vậy nên chỉ cần bất cứ khớp nào có vấn đề là chúng ta cũng có thể cảm nhận được rất rõ rệt.
Bạn có thắc mắc rằng, những dấu hiệu của đau nhức xương khớp ở người già thì rất nhiều. Nhưng chính xác các dấu hiệu đó cảnh báo căn bệnh gì thì không phải ai cũng nắm được hết. Hãy cùng “điểm danh” những bệnh thường gặp về xương khớp ngay sau đây nhé!
Các bệnh về xương khớp ở người già rất đa dạng. Và càng ngày lại càng có nhiều biến thể mới. Những bệnh tiêu biểu chúng ta thường gặp nhất là:
Thấp khớp cấp là bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ban đầu, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như viêm họng, sốt cao. Sau vài tuần sẽ xuất hiện những triệu chứng viêm khớp.
Bệnh nhân bị thấp khớp cấp, tình trạng viêm khớp xảy đến rất đột ngột. Những khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân thường bị đau hơn là các khớp nhỏ như bàn tay hay bàn chân. Các khớp bị viêm sẽ sưng phù chân to lên, nóng, đỏ và đau nhức đầu gối là thường xuyên. Bạn cũng có thể sẽ thấy có dịch những không hóa mủ ở các khớp.
Bệnh phù chân ở người già có NGUY HIỂM KHÔNG nguyên nhân cách chữa
Bệnh này không quá nguy hiểm vì nó có thể tự khỏi. Tuy nhiên, do những triệu chứng đau nhức khá khó chịu nên mọi người vẫn hay dùng thuốc để nhanh lành bệnh hơn.
Thoái hóa thường xuất hiện khi tuổi tác dần tăng lên. Song, độ tuổi này đang ngày càng thấp. Nói cách khác, trong xã hội hiện đại ngày nay, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao. Thoái hóa cột sống có thể gây ra những cơn đau ở phần xương sống lưng, cổ, gáy và toàn cơ thể.
Đĩa đệm là phầm đệm lót giữa các khớp xương. Khi đĩa đệm bị thoát vị, nó sẽ dịch chuyển lồi ra phía ngoài, tạo cảm giác sưng, đau ở phần khớp. Đồng thời, thu hẹp không gian giữa các khớp xương, làm cho quá trình vận động diễn ra khá khó khăn. Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh tương đối nặng, khó phục hồi nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật chỉnh lại khớp xương bị lệch gây đau đớn
Bệnh này rất phổ biến ở nam giới, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc các thức ăn chứa quá nhiều đạm. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa dẫn đến tình trạng gia tăng lượng axit uric trong máu.
Triệu chứng của bệnh là những cơn đau thường bộc phát bất ngờ vào lúc nửa đêm, kèm theo các dấu hiệu như: sưng khớp, bỏng rát, đôi khi còn sốt cao, da ở vùng khớp bị tổn thương đỏ hoặc có màu hơi tím.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt? CÁCH chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm
Bệnh này gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới. Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng viêm khớp kéo dài. Cơn đau thành từng đợt cộng thêm nóng, đỏ ở nhiều khớp như bàn tay cổ tay, khuỷu, đầy gối, cổ chân, bàn chân và ngón chân. Người bệnh phải mất một thời gian dài xoay, gấp để thư giãn thì các khớp xương mới có thể hoạt động bình thường.
Khác với thấp khớp cấp, bệnh này không thể tự khỏi được mà cần phải sử dụng những phương thức trị liệu càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tình trạng đau nhức và viêm kéo dài có thể khiến cho khớp bị biến dạng, dính khớp, khó khăn trong vận động. Khi bệnh trở nên trầm trọng, các khớp bị viêm ở vùng háng, vai, cột sống, khi mới thức dậy vào sáng sớm, sẽ rất đau và căng cứng. Thậm chí, nếu thời gian mắc bệnh quá dài mà không chữa trị, người bệnh có thể bị tàn phế.
Nhân viên văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy vi tính là đối tượng bị hội chứng vai gáy thắt lưng nhiều nhất. Do họ phải ngồi liên tục hàng giờ liền trước máy tính trong một tư thế cố định. Đặc biệt là vào mùa lạnh, khi phần cơ dễ bị co rút lại. Những cơn đau và co cứng cơ xuất hiện nhiều ở hai bên bả vai, cổ, gáy và sống lưng.
Bệnh đau nhức thắt lưng cấp mãn tính nguyên nhân CÁCH CHỮA hiệu quả
Bệnh này bạn có thể bắt gặp rất nhiều ở đối tượng người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ quá trình lão hóa của xương khớp, đặc biệt là phần sụn. Khi bị lão hóa, sụn dần mỏng đi và mất tính đàn hồi, làm lộ ra tổ chức xương ở vùng sụn bị lão hóa, gây đau đớn, hạn chế hoạt động. Những cơn đau gây trở ngại nhiều hơn khi trời trở lạnh, khi không rèn luyện cơ thể thường xuyên hoặc chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ.
Mạch máu đầu chi bao gồm đầu ngón tay, đầu ngón chân. Hiện tượng co thắt xảy ra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi các mạch máu bị co thắt, đầu ngón chân/tay thường bị trắng bệch và ê buốt ở chân tay và vào tận xương. Bệnh có thể diễn biến khá phức tạp, dẫn tới tình trạng tím tái và căng tức ở chân tay.
Co thắt các mạch máu đầu chi là một bệnh hệ thống. Nó có thể biểu hiện trên tất cả các bộ phận trên cơ thể. Những triệu chứng thường thấy nhất là: da dày lên, khó há miệng, đọng canxi dưới da, giảm tiết dịch tuyến ngoại tiết, ê buốt và nhức mỏi xương tay/chân…
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng: Bệnh xương khớp là bệnh ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, các bệnh xương khớp vẫn hoàn toàn có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi nếu bạn gặp phải những chấn thương, sinh hoạt hay vận động thiếu khoa học. Một số người dễ bị bệnh về xương khớp tiêu biểu là:
– Người cao tuổi, người bắt đầu có dấu hiệu lão hóa.
– Phụ nữ sau sinh hoặc ở giai đoạn mãn kinh
– Nam giới ở độ tuổi trung niên.
– Người lao động nặng, thường xuyên phải khuân vác thường xuyên đau cổ vai gáy.
– Nhân viên văn phòng, lái xe, người làm công việc viết lách… luôn phải ngồi một tư thế quá lâu, ít vận động và di chuyển.
– Người bị tai nạn hoặc những chấn thương liên quan đến phần xương khớp.
– Những người bị bệnh lý cấp mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp: viêm cơ, u bướu, ung thư…
Bệnh xương khớp cũng có thể xuất hiện một cách bất thường khi chúng ta đột ngột bị ốm bệnh, căng thẳng hoặc bắt nguồn những nguyên nhân khác tác động đến. Vậy, những nguyên nhân nào khiến chúng ta bị mắc những chứng bệnh về xương khớp? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh về xương khớp rất đa dạng. Mỗi chứng bệnh khác nhau có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Có thể từ sự thay đổi trong cơ thể, sự thay đổi của môi trường bên ngoài hoặc do tác động khác. Cụ thể là:
Các bệnh xương khớp có một phần không nhỏ xuất phát từ những nguyên nhân nằm ở bên ngoài mà chúng ta rất khó có thể kiểm soát được.
Thời tiết thay đổi, đặc biệt là những giai đoạn chuyển mùa, là những thời điểm mà các bệnh về xương khớp rất dễ tái phát. Ví dụ như thời tiết quá lạnh, quá ẩm hoặc hanh khô đều có thể khiến cho các khớp xương và cơ bị căng cứng. Dấu hiệu này càng rõ rệt hơn khi chúng ta ngồi/đứng/nằm trong một tư thế quá lâu mà không vận động.
Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, không trong lành cũng gián tiếp tác động đến sự phát triển của hệ xương khớp. Chúng ta có thể chịu tác động của những chất có hại gây viêm cho sụn khớp và xương. Hoặc ở trong không gian kín quá lâu, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên cũng sẽ khiến da và xương suy yếu.
Nguyên nhân này khá phổ biến, không chỉ gặp phải bệnh xương khớp ở người già mà còn cả với những người trẻ tuổi. Những tai nạn/va đập dù là rất nhỏ cũng có thể tạo ra những chấn thương cho hệ xương khớp. Vùng bị thương nếu không được chú ý và điều trị, thời gian dài có thể gây ra những di chứng/biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, sau tai nạn/va đập, chỉ cần cảm thấy đau nhức bạn cũng cần phải thật lưu tâm nhé!
Những yếu tố bên ngoài chỉ là một phần nguyên nhân gây ra căn bệnh về xương khớp. Sự mất ổn định bên trong cơ thể cũng rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, may mắn là chúng ta có thể kiểm soát được chúng phần nào đều biết và điều trị sớm. Vậy, đó là những nguyên nhân gì?
Nguyên này rất phổ biến ở những người ở tầm tuổi trung niên trở đi. Có thể lấy một ví dụ dễ hiểu như phụ nữ sau sinh/phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi trông thấy. Đồng thời, ở tuổi trung niên, lượng canxi và các vi chất cũng sụt giảm đi đáng kể. Ảnh hưởng rất nhiều đến độ chắc khỏe và sự phát triển của khớp xương.
Những tư thế không đúng chuẩn khi ăn, ngủ, nghỉ, đi đứng cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức cấp tính ở xương khớp, và căng cứng những vùng cơ và dây chẳng quanh khớp. Ngoài ra, nếu bạn bỗng nhiên vận động mạnh với tần xuất quá cao, nâng vác vật quá nặng, khiêng/kéo quá sức cũng có thể khiến tổn thương phần sống lưng, vai và chân tay.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng có thể khiến cho bạn bị thừa/thiếu chất. Ví như thừa cân béo phì có thể làm tăng sức ép lên sống lưng, gây đau mỏi phần thắt lưng. Hay ăn quá nhiều đạm, gây ra bệnh gout (gút), khiến cho phần sụn giữa các khớp xương bị lồi ra, đau nhức rõ rệt.
Ngoài ra, những căn bệnh liên quan đến cơ, gân, giãn dây chằng, dây thần kinh cũng có thể ảnh hưởng và gây ra những cơn đau nhức khớp. Lâu dần không điều trị sẽ làm tê cứng, thậm chí là bại liệt.
Tuổi tác có lẽ là nguyên nhân muôn thuở của các căn bệnh xương khớp. Tuổi càng tăng, khả năng chuyển hóa chất tăng/giảm thất thường. Đồng thời, các bộ phận trong cơ thể cũng dần trở nên rệu rã do quá trình thoái hóa dần được đẩy nhanh. Đặc biệt là hệ xương sụn và các khớp.
Chỉ cần thay đổi thời tiết đôi chút, vận động mạnh hoặc va đập nhẹ cũng có thể gây ra đau nhức xương khớp ở người già. Không it người cao tuổi bị mắc các bệnh mãn tính như thoái hóa đốt sống, thoái hóa sụn, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống… do sự thay đổi về tuổi tác.
Nhiều người chủ quan về sức khỏe vì chỉ cảm thấy những dấu hiệu đau nhức nhẹ và không thường xuyên mà không biết rằng đó là một trong những triệu chứng cảnh báo về bệnh tật. Đến khi cơn đau trở nên trầm trọng, đau buốt xương lâu ngày không khỏi, ngày càng đau dù đã nghỉ ngơi và xoa bóp. Thì mới khám và bàng hoàng biết được tình trạng sức khỏe của hệ xương đang đi xuống.
Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị sốc khi biết mình bị những bệnh mãn tính nguy hiểm như: lao xương, u xương, mòn/vỡ khớp…
Chúng ta đều hiểu rằng, có rất nhiều cách chữa trị những chứng bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, cụ thể những cách đó là gì và chi tiết thực hiện như thế nào, tác dụng của mỗi cách đến đâu thì chỉ đọc những gì chúng tôi viết dưới đây bạn mới hiệu được.
Đôi khi những cơn đau nhức chỉ đến bất chợt, cấp tính. Đừng vội nghĩ đến thuốc, hay bất cứ hình thức điều trị nào khác. Hãy nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể trước đã. Việc này có thể giúp ích cho bạn khá nhiều đấy. Tất nhiên, nếu nghỉ ngơi chẳng đem lại cho bạn chút kết quả nào. Thì hãy tiếp tục bới bước tiếp theo.
Nếu chỉ nghỉ ngơi không đem lại tác dụng nhiều như bạn nghĩ. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng! Một chiếc ghế mát xa nhật bản hoặc máy massage cầm tay sẽ rất hữu ích nếu bạn không thực sự tự tin vào tài năng massage của mình.
Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể nhanh chóng hơn. Tác động không quá mạnh có thể làm giảm căng cơ hiệu quả. Từ đó, những cơn đau mỏi cũng mau chóng biến mất. Trả lại cho bạn sự thoải mái vốn có.
Có lẽ đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất mà chúng ta vẫn hay gặp. Khi cảm thấy đau, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc dạng xịt hoặc miếng dán giảm đau. Nếu cơn đau nặng hơn và không có chiều hướng thuyên giảm sau khi bạn đã sử dụng những loại trên, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc uống giảm đau.
Tuy nhiên, có một thực trạng rất đáng báo động là người Việt rất hay tự mua thuốc, tự kê đơn cho mình. Và còn nguy hiểm hơn đó là các tiệm thuốc chỉ cần hỏi triệu chứng sơ sơ. Sau đó, bán cho bạn bất cứ loại thuốc nào bạn muốn. Tôi đồng ý rằng chỉ đau vừa phải có thể không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng hoặc sai liều lượng cho phép thì có thể gây những biến chứng khá nguy hiểm đấy!
Tốt nhất bạn nên nhờ đến sự thăm khám của y dược sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau nào. Vì chúng rất không tốt cho dạ dày, gan, thận… Đặc biệt là với người cao tuổi, người sức khỏe yếu, có tiền sử bị dạ dày, đại tràng, bệnh về hô hấp.
Ngoài thuốc uống bạn có thể nhờ đến hình thức tiêm. Cũng là một cách để đưa thuốc vào cơ thể. Nhưng sẽ có tác dụng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cách này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn như y bác sĩ, y tá… sau khi họ đã xem xét tình trạng sức khỏe của bạn kỹ lưỡng.
Đừng nghĩ rằng những thứ cũ kỹ này đã hết tác dụng. Ngược lại, chúng lại rất hữu ích đấy nhé! Không chỉ thế, còn rất an toàn và có hiệu quả về lâu về dài nữa. Khá nhiều phương pháp đông y bạn có thể sử dụng:
– Bấm huyệt mát xa trị liệu.
– Châm cứu
– Xung điện.
– Chườm/xông thảo dược.
Tùy theo mục đích sử dụng và tình trạng đau nhức mà bạn lựa chọn cho mình phương thức phù hợp nhé! Tuy nó chỉ đem lại đôi chút hữu ích và không thể hết đau hoàn toàn chỉ với 1 lần. Nhưng bằng cách này bạn hoàn toàn không cần lo lắng đến tác dụng phụ.
Những cách này cũng rất phù hợp để sử dụng như một phương thức hỗ trợ trị liệu trong cả một lộ trình. Chúng có thể sử dụng cả với những bệnh cấp tính và mãn tính.
Đây là cách thức cuối cùng bạn nên nghĩ tới khi bị những cơn đau nhức hành hạ. Phẫu thuật xương khớp không phải vấn đề đơn giản. Nó chỉ được sử dụng khi cơn đau xuất phát từ những căn bệnh nguy hiểm và vô cùn trầm trọng. Khi mà tất cả các phương pháp khác đều không còn hiệu quả nữa.
Tôi tin chắc rằng trong chúng ta không ai muốn cơ thể mình mổ xẻ một cách tùy tiện. Và dĩ nhiên, chẳng bác sĩ nào làm như vậy. Bạn sẽ phải trải qua những quá trình kiểm tra rất khắt khe và kỹ lưỡng để biết chính xác tình trạng bệnh và sức khỏe có phù hợp với một ca phẫu thuật hay không. Sẽ rất tốn thời gian và chi phí đấy! Ngoài ra còn có khả năng để lại những di chứng trong trường hợp xấu mà ca phẫu thuật không được thành công như mong đợi. Chi tiết như thế nào các bác sĩ sẽ thông tin cho bệnh nhân/người nhà. Vì thế, nếu bạn cần thực hiện phẫu thuật, hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!
Xương khớp có vai trò to lớn đối với con người. Bởi vậy, việc phòng ngừa những bệnh về xương khớp cũng quan trọng không kém so với việc hiểu được làm thế nào để chữa trị những căn bệnh này. Để xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý:
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng một lần là cách thức tốt nhất để bạn theo dõi sát sao tình trạng của bản thân cũng như phát hiện sớm được những căn bệnh nguy hiểm. Khám sức khỏe sẽ giúp bạn biết trước được bệnh và nguy cơ mắc bệnh. Nhờ đó mà có được những lộ trình điều trị hợp lý.
Đau nhức đầu gối KHÔNG NÊN COI THƯỜNG – Nguyên nhân và Cách chữa
Ngoài khám định kỳ, mỗi khi cảm thấy đau mỏi bất thường, đau kéo dài mãi không khỏi, đau kèm theo các triệu chứng khác như nóng, sốt, tê bì, mất cảm giác, sưng tấy… Bạn cũng nên gặp bác sĩ để biết được nguyên nhân và cách khắc phục. Tránh để lâu gây ra những biến chứng không mong muốn.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp cho thể chất của bạn luôn khỏe mạnh và không lo thiếu chất. Đồng thời, nếu bạn điều chính được chế độ dinh dưỡng phù hợp khi thiếu/thừa chất. Cộng thêm nghỉ ngơi khi mệt mỏi sẽ rất có lợi cho việc phục hồi lại sức khỏe và tránh khỏi những bệnh về xương khớp.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm bổ sung canxi, axit béo Omega-3/6/9 như cá, tôm, trái cây chứa vitamin C như cam, bưởi, táo, vitamin D và nhóm B… Hạn chế những thực phẩm quá giàu đạm/chất béo. Tránh xa đồ uống có ga và cồn. Đặc biệt là nói không với thuốc lá và các chất kích thích, chất gây nghiện khác.
Thường xuyên tập thể dục luôn là điều được khuyến khích với tất cả chúng ta. Thể dục sẽ giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai hơn, tăng sức đề kháng. Và làm giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
Chúng ta không thể kiểm soát được mỗi khi trời trở lạnh hay một thứ gì đó ô nhiễm mới được tạo ra xung quanh. Bởi vậy, việc tốt hơn hết là lưu ý đến những thay đổi bất lợi và tìm cách đối phó với chúng. Ví như trời lạnh, bạn cần giữ ấm. Hãy học cách lựa chọn thực phẩm khi mà tình hình quản lý chất lượng thực phẩm còn quá yếu chẳng hạn.
Nhu cầu sử dụng ghế massage đang ngày càng tăng cao. Ghế matxa như một thiết bị chăm sóc sức…
Ghế matxa dần trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay.…
Với rất nhiều người, để mua được một chiếc ghế matxa là điều khá khó khăn khi họ không có…
Bất kỳ ai khi mua ghế matxa đều mong muốn mua được ghế có giá rẻ nhất. Tuy nhiên, mua…
Tuần trước tôi có mua máy mát xa shika 8918 tại Ghế massage Shika cơ sở ở Hà Nội. Tôi…
Shika là thương hiệu đồ gia dụng và các thiết bị chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản được người…