Bệnh đau lưng là bệnh gì? Tại sao bị đau lưng? Đau nhức thắt lưng có nguy hiểm không? Triệu chứng phổ biến là như thế nào và cách chữa đau lưng như thế nào là hiệu quả nhất? Bạn đã biết những thông tin này chưa? Đọc ngay để biết cách giảm đau lưng, mẹo chữa đau lưng cũng như những phương pháp trị đau lưng nhức mỏi phù hợp nhất với bạn.
Đau lưng là hiện tượng đau một phần hoặc toàn bộ vùng lưng từ gáy xuống dọc đốt sống lưng. Bạn có thể gặp phải những cơn đau thắt lưng phải, đau thắt lưng trái, đau mỏi cột sống, đau nhói sau lưng bên phái/trái, đau thắt lưng hông, thường xuyên bị đau lưng mỏi gối… Đau lưng có nhiều loại, nhiều cấp độ khác nhau.
Đau nhức bả vai giảm ngay với phương pháp xoa bóp đơn giản này
Có thể là bệnh đau lưng cấp tính, cơn đau thắt và đột ngột, khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ngay lập tức ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động. Cũng có thể đó là cơn đau âm ỷ, hay bị đau lưng kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Tuy không gây ra những tác động ngay lập tức đến sức khỏe. Nhưng về lâu dài, dù đau lưng ở mức độ nào cũng đều không ổn. Mặt khác, đau lưng còn có thể là dấu hiệu, cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm đang dần hình thành và tồn tại trong cơ thể bạn.
Vậy, bệnh đau lưng bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Liệu có phải chỉ khi bị bệnh tật thì con người mới có triệu chứng đau lưng không? Những ai có thể bị đau lưng?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng đau lưng. Có thể là do tình trạng sức khỏe, tác động từ bên ngoài, hoặc chính cách sinh hoạt thiếu khoa học.
Khi bị va đập mạnh, hoặc gặp tai nạn, lưng của bạn rất có thể sẽ chịu những tổn thương như: Vỡ đĩa đệm, co thắt, căng giãn cơ, thoát vị đĩa đệm, bong gân, gãy xương, giãn đau dây chằng thắt lưng… Những tổn thương này có thể trực tiếp hoặc dán tiếp dẫn đến hiện tượng đau lưng.
Đau lưng cũng có thể xảy ra khi chúng ta gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như sau:
Đây là một hội chứng mãn tính khiến cho các phần cơ, gân, dây chằng và các phần mềm của cơ thể bị đau nhức. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau lưng, nặng hơn có thể sẽ đau toàn thân. Đau lưng cơ năng có thể trầm trọng hơn khi người bệnh vận động nhiều hoặc làm việc nặng.
Đây là một nguyên nhân khá phổ biến. Thoái hóa cột sống có thể do tuổi tác, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tổn thương… Là một nguyên nhân mang tính mãn tính và rất khó chữa trị nên cơn đau lưng này luôn gây cho người bệnh không ít mệt mỏi và phiền toái.
Khi đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống (thoát vị), sau khi bị sang chấn, nền đĩa đệm đã thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường cảm thấy đau phần lưng. Thoát vị có thể xuất hiện ở nhiều đoạn khác nhau của cột sống, nhưng thường gặp nhất là đau thắt lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện ngay lập tức khi hiện tượng thoát vị xảy ra.
Đây là một trong số những bệnh mà kéo theo đầu tiên là triệu chứng đau thắt ngang lưng. Dây thần kinh tọa được phân bố dọc sống lưng xuống đến các ngón chân. Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường xảy ra ở phần lưng. Có thể là đau lưng trên bên trái, bị đau lưng bên trái phía dưới, đau lưng bên phải phía trên, đau nửa lưng bên trái, đau toàn bộ lưng…
Nhiều người luôn thắc mắc đau mỏi thắt lưng là bệnh gì?
Mà không biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh tọa. Nếu không chữa trị kịp thời, cơn đau có thể không dừng lại ở bị đau thắt lưng bên phải/trái mà sẽ di chuyển xuống đùi, bắp chân, ngón chân. Và có nguy cơ dẫn tới bại liệt.
Hiện tượng đau lưng ở bà bầu hoặc phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường. Nguyên nhân bệnh đau lưng ở phụ nữ trong các trường hợp này là do áp lực quá mức lên cột sống. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng. Tùy từng cơ địa mỗi người mà cơn đau nhức lưng nặng hay nhẹ hoặc chỉ là mỏi lưng thông thường.
Bà bầu đau lưng bên trái hoặc phải tùy người. Thông thường, hiện tượng đau lưng khi mang thai sẽ xuất hiện khi mới mang thai ở những tháng đầu, hoặc trong 3 tháng đầu tiên. Và cơn đau mỏi có thể tăng lên khi thai nhi ngày càng lớn.
Với phụ nữ đang trong hoặc một vài ngày trước kỳ kinh, phần thắt lưng và lưng dưới rất dễ bị đau mỏi và nhức. Ngoài ra còn có thêm triệu chứng tức ngực. Tức ngực đau lưng là một triệu chứng rất bình thường của phụ nữ trong kỳ kinh. Nên bạn không cần lo ngại rằng đau lưng tức ngực là bệnh gì nhé!
Tưởng chừng như vô lý nhưng tâm lý lo âu cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cơ thắt lưng, đau cột sống, đau mỏi thắt lưng. Nhiều người không biết nguyên nhân này nên làm dụng thuốc và không nhận lại được kết quả tích cực.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cho con người có thể bị béo phì. Và đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra cơn đau lưng và chứng viêm cơ khớp. Bạn có biết cứ mỗi khi cơ thể tăng lên 1kg, cột sống phải chịu đựng lực đè nén nhiều hơn 4 lần như thế.
Các vấn đề về thận cũng là nguyên nhân khá phổ biến đặc biệt là đau lưng ở nam giới. Những cơn đau thường xảy ra ở vùng ngang xương sườn cuối cùng phía sau lưng trở xuống. Cơn đau có thể nặng/nhẹ tùy theo thể trạng và tính trạng bệnh lý ở từng người.
Tuy không phải nguyên nhân có vai trò quyết định. Nhưng loét dạ dày cũng có thể tạo ra hiện tượng đau lưng. Loét dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến cho lưng bị đau ở phía sau.
Vì sao bị đau lưng? Chữa đau lưng bằng cách nào nhanh hiệu quả
Nguyên nhân này thường tồn tại ở nam giới ở độ tuổi trung niên và phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh. Loãng xương thường gây ra tình trạng đau ở cột sống, co thắt làm đau cơ lưng bên phải, đau cơ lưng bên trái cạnh sống lưng, dễ bị gãy xương dủ chỉ là chấn thương hoặc va đập nhẹ.
Tuy là một bệnh về da liễu (có những nốt đỏ dày đặc tạo thành vảy khô cứng ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu…), nhưng vảy nến cũng có thể gây ra những hiện tượng đau lưng dưới, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn. Thông thường, lúc nửa đêm sẽ xuất hiện đau lưng sau khi ngủ dậy sẽ biến mất. Ít ai khi ngủ dậy bị đau lưng.
Người bị vảy nến sẽ bị đau các khớp, cứng khớp. Hoặc động dần không linh hoạt và thể trạng dần suy yếu.
Các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng, bệnh phụ khoa ở phụ nữ, khối u hoặc áp lực…
Hàng ngày, mỗi người có một cách sinh hoạt và vận động riêng. Thói quen của họ được hình thành do học tập hoặc cảm giác thoải mái mỗi khi vận động theo cách của họ. Những thói quen này không tạo ra những tác động nhanh chóng/ngay lập tức đến sức khỏe. Hoặc nếu có chỉ là những cơn đau mỏi tức thời. Vì vậy, rất ít người để ý rằng, chính thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân của những cơn đau lưng và những căn bệnh về lưng:
Những tư thế không đúng rất dễ gặp ở nhiều người. Tại sao ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ, ông bà, thầy cô luôn nỗ lực để tập luyện cho bạn tư thế ngồi thẳng lưng, dáng đi, dáng đứng cho đúng chuẩn? Một phần là lo ngại rằng, tư thế sai không chỉ khiến giảm tính thẩm mỹ. Mà còn kéo theo những hệ lụy nguy hiểm về lưng.
Những tư thế bê vác vật nặng không đúng cách có thể khiến bạn đau lưng đột ngột và cảm nhận rất rõ. Tuy nhiên, những tư thế như ngồi, đứng, đi lại, ngủ nghỉ lại không gây đau nhói, đau thắt ngay lập tức. Thường bạn sẽ chỉ thấy ê ẩm. Vì vậy, rất hay chủ quan, cho đến khi bị đau nhức lưng mới thắc mắc là bị bệnh gì? Hãy lưu ý thay đổi một chút trong sinh hoạt để khoa học và đúng cách hơn nhé!
Mọi người thường nghĩ chỉ có công việc mang vác nặng, quá sức mới có thể dẫn đến tình trạng này. Ít ai ngờ rằng, ngay cả những công việc nhẹ nhàng cũng có thể khiến bạn bị nhức mỏi vùng lưng. Các hội chứng thắt lưng hông, nhức lưng bên phải, đau giữa lưng bên phải, đau phía sau lưng bên phải, đau sau lưng bên trái… có thể xảy ra khi bạn ngồi một chỗ quá lâu, đứng quá lâu, sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ… Thậm chí, chiếc ghế ngồi không phù hợp cũng có thể làm phần lưng của bạn không khỏe mạnh.
Khi bạn tập thể dụng quá nhiều hay vận động quá mạnh cũng có thể khiến cho phần lưng bị sang chấn không nhẹ. Đặc biệt là khi tần suất tập luyện của bạn không đều. Ví dụ như bạn không hoạt động gì cả tuần, nhưng cuối tuần lại tập liên tục với cường độ cao. Chắc chắn, không chỉ lưng mà toàn thân cũng rất dễ bị đau nhức.
Như đã nói, đau lưng có nhiều dạng và nhiều cấp độ. Có đau mãn tính và đau cấp tính. Cơn đau có thể ê ẩm, âm ỉ, cũng có thể đau nhói, đau quặn thắt. Đầu tiên, hãy cùng phân biệt, đau mãn tính và cấp tính là gì? Khác biệt của chúng như thế nào?
Đau lưng cấp tính thường bắt đầu một cách nhanh chóng và thời gian bị đau không quá 6 tuần. Đây là loại đau lưng phổ biến nhất. Nguyên nhân của đau cấp tính chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, tác động từ bên ngoài như tai nạn, va đập mạnh, ngã…
Đau mãn tính khác với cấp tính. Đầu tiên là thời gian kéo dài hơn rất nhiều. Thay vì dưới 6 tuần, đau mãn tính kéo dài hơn 3 tháng. Nguyên nhân của bệnh thường bắt nguồn từ tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, nó cũng có thể do thói quen sinh hoạt sai cách lâu ngày không được khắc phục.
– Đau từng vùng, nhiều vùng hoặc toàn bộ phần lưng: đau phía sau lưng bên phải, đau vùng thắt lưng bên trái, đau lưng dưới bên phải, đau lưng trên bên phải, đau phía sau lưng bên trái, đau lưng bên trái phía trên, đau lưng dưới bên trái,
– Đau lưng không cúi được, đau lưng không đứng thẳng được, đứng lâu bị đau lưng, đau khi bị ngã hoặc chấn hương
– Đau nhói, tế cứng từ nhẹ nhàng đến tăng dần
– Đau ê ẩm, đau nhẹ
– Đau từng cơn, chỉ đau khi vận động
– Cảm thấy tê hoặc đau nhoi nhói
– Đau nặng dù đã nghỉ ngơi những vẫn không thấy thuyên giảm.
– Bị đau sau khi ngã, chấn thương hoặc va đập cũng cần phải kiểm tra kỹ càng.
– Cơn đau có kèm theo những vấn đề như: Cảm thấy cơ thể yếu, mệt mỏi, tê chân, sốt, đi tiểu khó, sụt cân dù không ăn kiêng…
Có rất nhiều cách trị đau lưng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những cách chữa đau lưng tại nhà, cũng có thể nhờ sự can thiệp từ các cơ sở y tế. Tùy vào tính trạng, triệu chứng của từng người mà lựa chọn cho mình cách làm giảm đau lưng phù hợp nhất.
Khi đặt ra câu hỏi làm thế nào để hết đau lưng, chúng ta có thể tìm được vô số những câu trả lời khác nhau, và nhiều bài thuốc chẳng ai ngờ tới như:
Lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào tình trạng và loại đau mà chúng ta mắc phải.
Nếu nguyên nhân đau thắt lưng là cấp tính thì khá đơn giản. Bạn có thể giảm đau nhanh chóng với thuốc có chứa aspirin, acetaminophen hoặcibuprofen. Bạn cũng có thể dùng cách:
Túi chườm có thể giúp giảm đau và cứng lưng. Hơi nóng sẽ giảm co thắt và đau nhức ở các cơ. Chườm lạnh, ngược lại, giúp giảm sưng và làm tê liệt những vùng bị đau nặng. Cách này cũng đem lại tác dụng nhất định nếu là cơn đau mãn tính. Tuy nhiên, nó không tác dụng được vào tận gốc của những cơn đau mãn tính.
Xoa bóp và massage nhẹ nhàng các vùng đau mỏi bằng tay, bằng ghế mát xa lưng hoặc các thiết bị khác cũng là một cách rất tốt giúp giảm đau và thư giãn tinh thần. Cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng đặc biệt hiệu quả khi cơn đau có nguyên nhân từ căng thẳng thần kinh, thói quen sinh hoạt không đúng. Hoặc bắt nguồn từ các nguyên nhân gây đau cấp tính khác.
Với đau lưng mãn tính, những hình thức như sử dụng túi chườm hay xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng là chưa đủ. Hãy áp dụng thêm những phương pháp dưới đây để có thể điều trị tận gốc và hiệu quả hơn:
Các bài tập trị đau lưng là cách thức khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn không nên sử dụng cách này cho loại đau cấp tính và cần tập luyện nhiều bài khác nhau để biết loại thể dục nào tốt và hiệu quả nhất.
Bài tập thể dục cho người đau lưng rất đa dạng. Phổ biến và được nhiều người yêu thích có lẽ là bài tập yoga giảm đau lưng. Tuy nhiên, để tập luyện và đem lại kết quả thì bạn cần quan tâm khá nhiều yếu tố: bài tập yoga chữa đau lưng, tư thế yoga chữa đau lưng, động tác yoga chữa đau lưng, tần suất luyện tập, thời gian mỗi lần tập…
Tuy hơi phức tạp nhưng phương pháp này lại đem lại những hiệu quả khá tuyệt vời. Không chỉ đối với lưng mà nó còn giúp bạn có được cơ thể dẻo dai và số đo hoàn hảo. Bởi vậy, nếu có thể, hãy thử tập yoga trị đau lưng nhé!
Các loại thuốc hoặc dược phẩm hỗ trợ cũng là một cách khá tốt đối với những cơn đau mãn tính. Vậy đau lưng uống thuốc gì mới tốt? Dưới đây là một số loại dược phẩm bạn có thể sử dụng:
Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ có thể làm giảm đau tức thời. Nếu cơn đau nhiều và không thuyên giảm, bạn cần được hỗ trợ y tế nhé!
Hãy thay đổi dần những thói quen hoặc tư thế không đúng chuẩn đã gây không ít áo lực lên lưng của bạn. Bạn càng nên chú ý hơn nếu bạn bị đau lưng khi mới có thai, đau lưng sau sinh mổ,… Bởi mọi người luôn nghĩ đau lưng trong giai đoạn này là do quá trình biến đổi trong cơ thể mà ít ai để ý rằng nó cũng một phần là do bạn đang thực hiện sai một hoặc một số tư thế nào đó hoặc đang có thói quen không hợp lý.
Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ hay bệnh đau lưng ở thanh niên cũng có thể giảm nếu có chế độ ăn lành mạnh và ngừng hút thuốc.
Tiêm là một cách để gây tế hoặc giảm đau rất nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp châm cứu cũng thể hiện được sự hiệu quả, bên cạnh đó phương pháp massage body và bấm huyệt cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt nếu bạn sử dụng phương pháp này như một phần của kế hoạch điều trị.
Đây là phương án cuối cùng mà bạn nên nghĩ tới nếu các bài tập trị đau lưng, thuốc giảm đau, tiêm, chườm… không hiệu quả. Một số trường hợp tiêu biểu cần đến sự can thiệp của phẫu thuật như:
Đặc biệt, những trường hợp bị đau lưng do khối u, nhiễm trùng hoặc hội chứng chùn đuôi ngựa ((“cauda equina”-một hội chứng liên quan đến rễ thần kinh) thì cần phẫu thuật ngay lập tức để giảm đau và ngăn ngừa rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Để không phải tự đặt ra câu hỏi làm sao để hết đau lưng, bạn nên tìm cho mình những cách phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số điều cần nhớ để phòng tránh đau lưng:
– Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày và luôn giữ cho cơ lưng khỏe mạnh.
– Duy trì được cân nặng và có chế độ ăn ngủ nghỉ hợp lý
– Tránh nâng các vật nặng. Nếu nhất định phải nâng, hãy giữ gập chân (trong tư thế ngồi xổm), giữ thẳng lưng và từ từ nâng vật năng lên mà không cúi gập lưng xuống.
– Thường xuyên massage thư giãn toàn thân bằng tay, ghế matxa toàn thân hoặc các thiết bị hỗ trợ khác để chăm sóc tốt cho phần lưng, toàn cơ thể cũng như giảm căng thẳng thần kinh.
Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi về những thông tin chung và cụ thể nhất về bệnh đau lưng như: đau thắt lưng bên trái là bệnh gì, đau thắt lưng phải là bệnh gì,đau lưng bên trái là bệnh gì, đau lưng có bao nhiều loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục cách đề phòng…. Hi vọng rằng với những thông tin này có thể giúp ích được cho tất cả các bạn. Trân trọng!
Nhu cầu sử dụng ghế massage đang ngày càng tăng cao. Ghế matxa như một thiết bị chăm sóc sức…
Ghế matxa dần trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay.…
Với rất nhiều người, để mua được một chiếc ghế matxa là điều khá khó khăn khi họ không có…
Bất kỳ ai khi mua ghế matxa đều mong muốn mua được ghế có giá rẻ nhất. Tuy nhiên, mua…
Tuần trước tôi có mua máy mát xa shika 8918 tại Ghế massage Shika cơ sở ở Hà Nội. Tôi…
Shika là thương hiệu đồ gia dụng và các thiết bị chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản được người…