Đau nhức toàn thân là bệnh gì?

Thường xuyên mắc bệnh nhưng không biết chính xác đau nhức toàn thân là bệnh gì? Đau nhức toàn thân không phải là một triệu chứng bình thường và chẳng hề đáng ngại như mọi người vẫn nghĩ. Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời. Rất có thể, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho con người…

ĐAU NHỨC TOÀN THÂN LÀ BỆNH GÌ?

Đau nhức toàn thân là triệu chứng khá phổ biến và dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Theo kết quả khảo sát thực tế, cứ 100 người lại có khoảng 2-8 người mắc phải triệu chứng này. Tỉ lệ phụ nữ mắc chứng đau nhức cao hơn hẳn nam giới. Và độ tuổi dễ mắc bệnh là khoảng từ 30-55. Ngoài ra, những đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh dễ dàng.

Bệnh xương khớp Dễ gặp nhưng Khó chữa

Khi bị đau nhức toàn thân, người bệnh thường cảm thấy rất nhiều những triệu chứng khác nhau kèm theo cơn đau như:

  • Đau cơ, nhức mỏi trên toàn bộ ở thể. Đặc biệt là các vị trí như: cổ, lưng, chân, cột sống, các khớp... Càng vận động nhiều, cơn đau càng dữ dội.
  • Luôn cảm thấy uể oải, không có sức lực, mệt mỏi, uể oải…
  • Khó ngủ, ngủ không ngon, trằn trọc, dễ bị thức giấc.
  • Đau nhức đầu, đau nửa đầu, choáng váng, chóng mặt…
  • Xuất hiện các triệu chứng về thần kinh như: căng thẳng, hay quên, thậm chí là có hiện tượng trầm cảm, lo âu, sợ hãi…
  • Có một số người bệnh còn nhạy cảm hơn với các loại mùi hương, ánh sáng hay tiếng động.

Nguyên nhân dẫn tới đau nhức toàn thân là gì?

Hiện tượng đau nhức toàn thân có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

-Bệnh thoái hóa xương khớp có thể làm cơ thể bị đau nhức toàn thân. Thông thường tình trạng thoái hóa ở xương khớp sẽ diễn ra ở độ tuổi sau 30. Khi mà các lớp sụn khớp không còn giữa được nguyên dạng ban đầu. Tùy vào mức độ mà cơn đau có thể nhiều hay ít. Ví dụ như thoái hóa đốt sống cổ nhẹ sẽ đau mỏi cổ, nặng có thể lan xuống hai tay. Hay khi thoát hóa đốt sống ở lưng, dọc sống lưng sẽ đau. Bệnh trầm trọng sẽ kéo xuống bẹn, hông và hai chi dưới.

Bệnh xương khớp ở người già Nguyên nhân Cách chữa trị

– Do rối loạn hệ thần kinh nội tiết: Nhiều nhà khoa học cho rằng, khi cơ thể xảy ra những rối loạn ở hệ thần kinh, những cơn đau sẽ dần xuất hiện. Nguyên nhân là toàn cơ thể chúng ta bị điều khiển bởi hệ thần kinh. Và khi hoạt động của chúng gặp trục trặc như bị kích thích, bị chèn ép… Hiện tượng đau nhức toàn thân là tất yếu.

– Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác có thể làm cơn đau nhức xuất hiện hoặc trở nên ngày càng trầm trọng như:

  • Do di truyền. Có khá nhiều bằng chứng cho thấy rằng đau nhức toàn thân có nguồn cơn từ yếu tố di truyền. Cụ thể là vị trí của các gen trong hệ thống dopamin, serotonin và catecholamin.
  • Do stress khiến chức năng của axit HPA bị thay đổi. Từ đó lượng cortisone cũng biến đổi theo tạo ra các cơn đau lan tỏa trên toàn cơ thể.
  • Do chứng mất ngủ: khi ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, khó ngủ…
  • Do Virus Epstein Barr.
  • Các bất thường khác về sopamine, hệ miễn dịch của cơ thể….

Cách điều trị khi bị đau nhức toàn thân?

Giống như rất nhiều những chứng đau nhức cục bộ, đau toàn cơ thể cũng có khá nhiều những cách điều trị khác nhau. Chúng ta cần căn cứ đầu tiên vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cũng như chẩn đoán và lời khuyên mang tính chuyên môn của bác sĩ để lựa chọn hình thức điều trị phù hợp cho mình.

Có hai nhóm cách thức chính mà chúng ta có thể phân biệt: Điều trị với thuốc và không sử dụng thuốc. Cụ thể hai nhóm cách này như thế nào? Hãy cùng chờ xem!

Chữa đau nhức toàn thân sử dụng thuốc

1. Sử dụng thuốc.

Có một số loại thuốc chúng ta có thể được chỉ định để giảm và hạn chế những cơn đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, khi quyết định dùng bất cứ loại thuốc nào, chúng ta cũng cần xin ý kiến của bác sĩ có chuyên môn nhé! Một số ví dụ về thuốc điều trị thường dùng là:

  • Thuốc ức chế serotonine-norepinephrin.
  • Các loại thuốc giảm đau như: nhóm thuốc, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica),chống viêm không steroid…
  • Các thuốc giúp giãn các vùng cơ căng cứng như: Myonal, Contramyl,Mydocalm.
  • Các loại thuốc tiêm giảm đau bằng corticoid. (Hydrocortisone, Depo-Medrol,…)
  • Các thuốc kháng dopamine ví dụ: pramipexol (Mirapex), rropiroloe (Requip),…

2. Chữa đau nhức toàn thân không sử dụng thuốc.

Ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như:

  • Xoa bóp, day, bấm huyệt sẽ giúp thư giãn toàn thân, điều hòa lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau nhanh chóng.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu như liệu pháp vận động , trị liệu bằng nhiệt, bằng thủy, châm cứu, xung điện…
  • Chữa trị bằng liệu pháp tâm lý cũng rất có hiệu quả khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát.

Xoa bóp, day, bấm huyệt sẽ giúp thư giãn giảm đau nhức toàn thân

Để biết triệu chứng đau nhức toàn thân là bệnh gì, những nguyên nhân, tác nhân ảnh hưởng cũng như các cách thức chữa trị là vô cùng cần thiết. Để lựa chọn được cách thức điều trị khoa học và hiệu quả, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt, thực đơn. Cũng như chăm chỉ tập thể dục và vận động vừa sức. Có như thế, sức khỏe mới có thể đảm bảo và bệnh tình mới mau chóng thuyên giảm.

Thẻ: