châm cứu chữa bệnh với bác sĩ giỏi

Châm cứu – châm cứu bấm huyệt chữa bệnh

 Châm cứu bấm huyệt là một trong những cách trị bệnh rất được mọi người yêu thích. Lý do là châm cứu chữa bệnh rất an toàn và đem lại hiệu quả ngay tức thời. Nếu so sánh với dùng thuốc, thì châm cứu được cho là phương án tối ưu hơn trong điều trị các chứng nhức đầu, đau lưng đau vai gáy, mất ngủ, tai biến

CHÚNG TA ĐÃ BIẾT NHỮNG GÌ VỀ CHÂM CỨU CHỮA BỆNH?

Châm cứu mặc dù là khái niệm không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, hiểu biết cặn kẽ về định nghĩa, công dụng hay lợi ích chính yếu của phương pháp này thì lại không phải ai cũng có cùng banghemassagetoanthan.com tìm hiểu nhé.

Đau nhức toàn thân là bệnh gì?

Bởi đã có không ít những lầm tưởng thú vị và có phần dí dỏm về châm cứu mà chúng ta vẫn nghe được như:

  • Châm cứu rất đau! Trên thực tế thì kim châm cứu khác hoàn toàn so với những loại kim thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống. Những chiếc kim châm cứu thường rất mỏng và mềm dẻo. Thậm chí, chúng chỉ có kích thước bằng một sợi tóc mà thôi. Vì thế, khi châm lên da, chỉ hơi nhói chứ không đau.
  • Châm cứu chỉ để giảm đau mà thôi! Nhiều người vẫn thường nghĩ như vậy cho đến khi biết rằng, châm cứu còn có thể cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ hay dị ứng.
  • Châm cứu vô hại, dùng nhiều cũng không sao! Cho dù an toàn đến đâu thì châm cứu vẫn là một liệu pháp điều trị có tính y học cao. Bởi vậy, châm cứu cũng cần có “liệu lượng” như uống thuốc vậy. Thực hiện quá nhiều cũng không tốt.
  • Châm cứu không có tác dụng phụ! Quả thực, nếu như so sánh với nhiều phương pháp khác, châm cứu khá an toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, châm cứu vẫn có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy châm cứu hay châm cứu bấm huyệt là gì?

Châm cứu là phương pháp sử dụng các vật nhọn, hiện nay là các loại kim chuyên dụng để châm và cứu là sử dụng nhiệt (thường là ngải cứu, các vị thuốc hoặc biện pháp khác) để tác dụng lên một số những vị trí quan trọng trên cơ thể. Những vị trí này thường là các huyệt vị của cơ thể. Bằng cách này, châm cứu sẽ tác động đến các kinh mạch và huyệt đạo đẻ đả thông khí huyết và cân bằng âm dương trong cơ thể.

Châm cứu thường được gọi kèm với bấm huyệt. Và trong nhiều trung tâm điều trị bệnh bằng châm cứu cũng có kèm theo liệu pháp bấm huyệt. Bởi bấm huyệt cũng tác dụng lực lên các huyệt vị nhất định, gần giống như châm cứu. Tuy nhiên, bấm huyệt sẽ sử dụng lực từ đầu ngón tay để nhấn vào các điểm huyệt đạo. Với mục đích cũng tương tự như châm cứu. Một số bệnh nhân lo sợ về những cây kim có thể sử dụng biện pháp bấm huyệt để điều trị.

Châm cứu chữa bệnh cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:

– Thể châm (là châm cứu vào các huyệt nằm trên cơ thể)

– Nhĩ châm (là châm cứu vào các huyệt ở vùng loa tai)

– Diện châm (là châm cứu kết hợp bấm các huyệt trên mặt)

– Tương tự còn có các loại khác như túc châm (vùng chân), thủ châm (vùng tay), tỵ châm,…

– Bên cạnh đó còn có: Châm tê (phương pháp này khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc), trường châm, mãng châm, chôn chỉ…

Mỗi loại châm cứu bấm huyệt khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau. Tùy vào mỗi tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ quyết định áp dụng hình thức nào để điều trị.

Căn cứ vào đâu mà châm cứu bấm huyệt lại chữa được bệnh?

Xét về góc nhìn của y học cổ, thì quan niệm trong y học cổ truyền cho rằng, khi trạng thái cân bằng của “âm”-“dương” trong cơ thể bị xáo trộn, bệnh tật sẽ xuất hiện:

– Âm được cho là yếu tố nền tảng của vật chất, mang tính thụ động và mát-lạnh…

– Dương được hiểu là năng lực hoặt động, mang tính chủ động, ấm-nóng…

Khi sự cân bằng này biến mất, cơ thể sẽ giảm dần khả năng đề kháng do hệ kinh mạch bị tắc nghẽn. Kết quả là các chứng bệnh xuất hiện. (Kinh mạch được hiểu là hệ thống đường dẫn các luồng sinh khí, năng lượng và chất dinh dưỡng chạy khắp các bộ phận trên cơ thể). Và châm cứu sẽ tác động lên các huyệt vị (điểm ra vào của luồng sinh khí trên cơ thể, giống như một cánh cửa quan trọng trên tuyến kinh mạch). Từ đó, giải phóng các kinh mạch bị tắc nghẽn, điều hòa khí huyết và tăng sức đề kháng.

châm cứu sau lưng chữa bệnh

Xét về góc độ của y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Hệ kinh mạch và huyệt đạo thực sự là phát kiến đáng ngạc nhiên. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy: Điện trở ở các vùng da trên huyệt và các kinh mạch nhỏ hơn hẳn các vùng da còn lại. Và châm cứu bấm huyệt có thể làm thay đổi nồng độ của nhiều chất truyền dẫn thần kinh như: testosterone, estrogen hay cortisol. Đồng thời, liệu pháp này còn kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào Lympho… có tác dụng rất tốt để hạn chế cơn đau và tăng sức đề kháng.

TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

Tác dụng của châm cứu từ lâu đã được áp dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Theo thông tin được công bố trên Rodale’s Organic Life, thì châm cứu đã và đang được áp dụng trong điều trị một số bệnh như:

  • Châm cứu giúp làm dịu bớt chứng viêm họng.
  • Giúp giảm đau nhức mãn tính như: đau lưng, đau đầu, đau cổ vai gáy, đau ống cổ tay. Châm cứu theo nhiều chuyên gia phản ánh, có thể giảm đau tốt hơn 15% so với sử dụng các loại thuốc.
  • Tăng cường sản sinh collagen, giúp da căng mịn hơn, trẻ hóa da. Ngoài ra còn hạn chế được hiện tượng sụp mí và sưng vùng bọng mắt.
  • Châm cứu bấm huyệt hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa: Kết quả sau khi ứng dụng châm cứu cho thấy, 75% người được châm cứu giảm hẳn những triệu chứng như ợ chua, ợ nóng cũng như nồng độ axit có trong dạ dày. Trong khi nhóm sử dụng thuốc thì chỉ có thể cải thiện 44% mà thôi.

châm cứu bấm huyệt trị đau đầu

  • Châm cứu giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi, căng thẳng giúp tập trung hơn và tinh thần dễ chịu hơn.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đau nhức do chấn thương, đau có co thắt cơ/dây chằng… Phục hồi sau tai biến, bại liệt.
  • Châm cứu cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ cắt cơn nghiện và tăng sức đề kháng của cơ thể trong cai nghiện thuốc lá, thuốc lào hay thuốc gây nghiện khác.

Các huyệt vị châm cứu thường được sử dụng.

Huyệt vị sử dụng trong châm cứu khá nhiều. Mỗi huyệt vị lại cần áp dụng một cách châm với chiều sâu và thời gian khác nhau. Đôi khi với cùng một huyệt đạo nhưng bênh lý khác nhau cũng thực hiện theo những cách thức không giống nhau.  Bởi vậy mà người lang y/bác sĩ thực hiện châm cứu cần có những kiến thức rất phức tạp và cao thâm mới có thể châm cứu chính xác được.

Hệ thông các huyệt châm cứu phân bố đồng đều trên khắp các bộ phận trên cơ thể, trải theo hệ kinh mạch. Có thể kể ra những huyệt vị tiêu biểu như:

  • Huyệt ở vùng đầu: Bách hội, Đầu duy, Suất cốc, Não hộ, Phong trì, Thiên trụ…
  • Huyệt ở vùng mặt: Ấn đường, Thái dương, Toản trúc, Quyết liêu, Nghinh hương…
  • Huyệt trên thân người: Thiên đột, Trung phủ, Đản trung, Nhũ căn, Trung quản, Thần khuyết, Thiên khu, Phế du, Can du, Thận du, Trật biên, Hoàn khiêu…
  • Huyệt trên chân: Phong thị, Tất nhãn, Độc tỵ, Thái khê, Dũng tuyền, Thái xung…
  • Huyệt trên tay: Trung phủ, Xích trạch, Thần môn, Hợp cốc, Chi câu, Thiên tỉnh…

Theo thống kê, con người sử dụng khoảng 80 huyệt vị khác nhau trên toàn cơ thể trong trị bệnh bằng bấm huyệt và châm cứu. (Cụ thể là 13 huyệt cùng tay, 20 huyệt trên chân, 20 huyệt vùng đầu mặt cổ, 27 huyệt trên thân người.)

Sơ đồ vị trí huyệt đạo trên cơ thể

Những lưu ý khi châm cứu:

Châm cứu là phương pháp khá an toàn và hầu như sẽ không có tác dụng phụ đáng tiếc nào xảy ra. Vì thế, phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi giống như một cách để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Châm cứu bấm huyệt giúp giảm đau tức thời mà không cần sử dụng thuốc. Nên nhiều chuyên gia thường sử dụng thêm biện pháp này để quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Có một số lưu ý mà chúng ta cần phải ghi nhớ để luôn đem lại hiệu quả như mong muốn:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định áp dụng châm cứu để trị bệnh.
  • Lựa chọn trung tâm uy tín có các bác sĩ, thầy thuốc được đào tạo chuyên môn, có khả năng tập trung cao. Quan trọng hơn là mọi thiết bị sử dụng, đặc biệt là kim châm cứu phải được đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
  • Cần chuẩn bị tâm thế thoải mái, không sợ hãi hay lo sợ; cũng không ăn quá no hay quá đói.

Châm cứu chữa bệnh không phải không có tác dụng phụ!

Dù rất an toàn nhưng một số trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ nhất định sau khi thực hiện châm cứu bấm huyệt. Tiêu biểu như:

  • Cảm thấy mệt mỏi: Đa phần người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện và tràn đầy sức sống sau điều trị. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân cảm thấy có chút mệt mỏi. Điều này không đáng ngại nên bạn không cần lo lắng. Điều duy nhất bạn cần làm là nghỉ ngơi để hồi sức.
  • Bầm và đau nhức nhẹ: Đây cũng là một tác dụng phụ khá hay gặp. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy hơi ê ẩm và đau nhức nhẹ ở vùng bị châm kim. Đôi khi còn có vài nốt bẩm nhỏ. Tuy nhiên, cơn đau cũng như vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Nhiễm trùng cũng đôi khi xảy ra nếu như bạn không may mắn tìm tới những trung tâm thiếu uy tín và không đảm bảo vô trùng trong y cụ sử dụng.
  • Tổn thương nội tạng: trường hợp này khá hiễm gặp. Nguyên nhân là người thực hiện châm cứu không đủ chuyên môn đã châm quá sâu và gây thủng những cơ quan bên trong.
  • Tổn thương tinh thần: Nhiều người không chuẩn bị trước về tâm lý và cảm thấy lo sợ khi điều trị. Vấn đề này không đáng lo ngại nếu như tâm lý của bệnh nhân không chuyển biến xấu thêm nữa sau điều trị.

Một số người nên cẩn thận hoặc không nên châm cứu để trị bệnh!

Châm cứu là phương pháp khá an toàn và đem lại nhiều lợi ích trong điều trị các chứng bệnh bắt nguồn từ rối loạn chức năng, đau nhức do hệ thần kinh, co thắt cơ, liệt vận động hoặc những bệnh viêm nhiễm không do các loại vi trùng mãn tính.

người bệnh tim mạch không nên châm cứu

Trong những trường hợp dưới đây, người bệnh nên cân nhắc và hạn chế áp dụng châm cứu. Để đảm bảo chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhé!

  • Người bị chứng rối loạn chảy máu hoặc máu loãng: Châm cứu có thể khiến cho nguy cơ chảy máu tăng lên.
  • Người đang điều trị bệnh tim mạch: Những thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh tim như máy tạo nhịp tim, các thiết bị điện tử có thể gặp trục trặc nếu người bệnh tiến hành châm cứu.
  • Phụ nữ mang thai cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ bởi châm cứu ở một số huyệt vị nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Người bệnh bị ung thư hoặc các bệnh mãn tính chỉ nên châm cứu có liều lượng. Và châm cứu chỉ nên được áp dụng như một biện pháp phụ trợ mà thôi.
  • Người bị chứng sợ kim, dễ căng thẳng và lo âu khi châm cứu cũng nên cân nhắc.
  • Không châm cứu tại các mạch máu lớn, các vùng da chai sạn, sẹo hay vị viêm loét

MỘT SỐ BỆNH ĐAU NHỨC CÓ THỂ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHÂM CỨU

Tính đến thời điểm hiện tại thì châm cứu là một trong những phương pháp giảm đau hữu hiệu và an toàn, ít tác dụng phụ nhất mà con người sử dụng. Đối với những cơn đau nhẹ cấp tính, châm cứu có thể là phương pháp điều trị triệt để mà không cần sử dụng thuốc. Đối với những bệnh mãn tính và có những triệu chứng phức tạp hơn, châm cứu bấm huyệt được áp dụng như một phương pháp hỗ trợ giảm đau, điều hòa khí huyết giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Có thể kể đến một số bệnh tiêu biểu đã và đang được điều trị bằng liệu pháp này như:

Châm cứu chữa đau lưng:

Đau lưng là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất hiện nay. Đau lưng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có cơn đau nhẹ, ê ẩm. Có cơn đau nặng, kèm với những triệu chứng như co thắt, đau quặn, đau sâu tận trong xương… Đối với những cơn đau này, châm cứu là liệu pháp khá phù hợp. Sau khi châm cứu chữa bệnh, cơn đau sẽ được cải thiện nhanh chóng. Nhờ khả năng tác động đến kinh mạch, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn, kích thích lưu thông khí huyết mà châm cứu giúp ích chúng ta rất nhiều khi đau lưng do bong gân, giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm, đay dây thần kinh tọa…

châm cứu bấm huyệt chữa đau lưng

Châm cứu chữa đau vai gáy:

Đau vai gáy xuất hiện khi xảy ra tình trạng rối loạn tuần hoàn hoặc thiếu máu cục bộ vùng vai gáy. Hay cũng có thể do các cơ, dây chằng, dây thần kinh bị kéo giãn quá mức khiến cơn đau xuất hiện nhanh và nhức mỏi rất khó chịu.

Nhờ khả năng tác động trực tiếp tới các kinh mạch, đả thông tình trạng tắc nghẽn và rối loạn lưu thông khí huyết nhanh chóng mà châm cứu hay bấm huyệt hỗ trợ điều trị rất tốt tình trạng đau nhức vùng vai gáy. Tuy vào mỗi bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu vào những huyệt đạo theo cách thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị 1 lần/ngày và 20-30 phút/lần tùy bệnh.

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ:

Thoái hóa cột sống là tình trạng bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khi xương khớp bắt đầu yếu đi và thiếu hụt dưỡng chất. Thoái hóa đốt sống cổ khiến cho các dây thần kinh và hệ mạch bị chèn ép làm người bệnh luôn có cảm giác đau, choáng, mệt mỏi. Gây không ít phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt và công việc.

Bằng việc châm cứu tại một số huyệt vị phía sau gáy như: huyệt Phong trì, Thiên trị, Hậu khê, huyệt Phong phủ, Lạc chẩm, Tuyệt cốt, Nhu du và một huyệt vị bổ sung khác sẽ giúp giảm đau, thông kinh hoạt huyết. Châm cứu bấm huyệt thường xuyên cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu.

NÊN TỚI ĐỊA CHỈ CHÂM CỨU BẤM HUYỆT TẠI HÀ NỘI?

Hiện tại, ở Hà Nội cũng như các khu vực phía nam và miền Trung có rất nhiều các cơ sở lớn nhỏ cung cấp các dịch vụ trị liệu bằng châm cứu bấm huyệt. Dưới đây là 3 bệnh viện uy tín nổi tiếng với chất lượng châm cứu cực tốt. Các bệnh viện này đã chữa trị có hàng triệu lượt bệnh nhân và đem lại hiệu quả rất tuyệt vời.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Hà Nội.

Bệnh viên Châm cứu Trung ương thành lập từ năm 1982, là một trong những bệnh viện đầu ngành về châm cứu trị liệu. Bệnh viện có 7 chức năng chính bao gồm:

  • Cấp cứu.
  • Khám bệnh.
  • Chữa bệnh bằng châm cứu.
  • Đào tạo châm cứu.
  • Nghiên cứu về kỹ thuật châm cứu.
  • Chỉ đạo các bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới về lĩnh vực châm cứu.
  • Hợp tác quốc tế về lĩnh vực châm cứu.

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Bệnh viện được trang bị những thiết bị và y cụ hiện đại đạt chuẩn quốc tế và quốc gia. Đôi ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Bao gồm: 3 Giáo sư, Phó giáo sư, 10 Tiến sĩ, 28 Thạc sĩ, 18 Bác sĩ CKI, 60 bác sĩ chuyên môn cùng đội ngũ y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên đông đảo. Một số bác sĩ châm cứu giỏi nổi tiếng như: Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Bác sĩ Hoàng Quốc hợp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh, Bác sĩ Vũ Thị Kim Dung…

Bệnh viện còn ghi được nhiều dấu ấn trong nghiên cứu thành công rất nhiều đề tài cấp Bộ. Những đề tài này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong y học. Cụ thể là các đề tài “Châm tê phẫu thuật bướu cổ”, đề tài “Điện châm chữa tai biến mạch máu não”, đề tài “Châm tê phẫu thuật mắt và xoang”, đề tài “Điện châm phục hồi chức năng nghe do điếc tiếp nhận ở trẻ em” và đề tài “Điện châm phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân viêm não”.

 Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội.

Địa chỉ: số 8 Phạm Hùng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.

Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền là một trong những bệnh viện chuyên khoa về các phương pháp y học Cổ truyền phương Đông. Trong đó, có phương pháp châm cứu và bấm huyệt trị liệu rất hiệu quả. Bệnh viện được thành lập vào năm 1963. Với nhiều ca bệnh khó được điều trị thành công, bệnh viện ngày càng khẳng định được vị thế trong điều trị một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, chứng viêm đa khớp, tai biến mạch máu não, chứng đau thần kinh tọa với triệu chứng teo cơ…

Khoa Đông Y – phục hồi chức năng trực thuộc Bệnh viện Hoè Nhai.

Địa chỉ: số 34 Hòe Nhai – Nguyễn Trung Trực – Quận Ba Đình –  Hà Nội.

Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai thành lập vào năm 2007. Tuy là một bệnh viện có “tuổi đời” ít hơn so với hai địa chỉ trên. Song bệnh viện Hòe Nhai đã gặt hái được không ít thành công trong chữa trị bệnh. Bên cạnh khoa Phẫu thuật tổng hợp-phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Thận nhân tạo, thì khoa Đông y-Phục hồi chức năng là một trong những khoa được đầu tư mũi nhọn tại bệnh viện. Liệu pháp châm cứu bấm huyệt tại đây đã chưa trị thành công cho rất nhiều trường hợp. Tiêu biểu như bệnh về tiêu hóa, thần kinh, xương khớp, da liễu…

Châm cứu bấm huyệt là hình thức trị liệu hết sức an toàn nếu như được thực hiện chuẩn xác và đúng người đúng bệnh. Trước khi quyết định áp dụng các liệu pháp châm cứu chữa bệnh, bệnh nhân nên được thăm khám kỹ lưỡng để y bác sỹ hiểu rõ tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân có thực sự phù hợp vơi liệu pháp này hay không. Ngoài ra, người bệnh cũng nên áp dụng chế độ nghỉ ngơi và điều dưỡng hợp lý. Góp phần đẩy nhanh quá trình điều trị và hiệu quả sau điều trị.

Cách bấm huyệt chữa đau lưng HỖ TRỢ điều trị đau lưng

Từ khóa tìm kiếm: châm cứu, châm cứu bấm huyệt, huyệt châm cứu, châm cứu chữa bệnh, các huyệt châm cứu, huyệt vị châm cứu, bác sĩ châm cứu giỏi, bài học châm cứu và mạch lý, châm cứu lục khí, châm cứu chữa đau lưng, châm cứu chữa đau vai gáy, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Thẻ: