THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM nguyên nhân và phòng ngừa
Thoát vị đĩa đệm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn với những mức độ trầm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: đau rễ thần linh, rối loạn cảm giác, hội chứng đuôi ngựa…
Có một sự thật mà rất ít ai biết về chiều cao của mỗi chúng ta khi ở độ tuổi trưởng thành. Đó là chúng là liên tục “LÙN” thì mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về sự thay đổi của chiều cao của người trưởng thành, chúng ta tìm ra một sự thật khá… GIẬT MÌNH: Mỗi ngày, một người trưởng thành sẽ giảm khoảng 15mm. Nói cách khác, cứ 24h, bạn có thể mất đi 1% chiều cao cơ thể.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là so đãi đệm bên trong cột sống có sự thay đổi độ cao hàng ngày hàng giờ. Bởi đĩa đệm luôn phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể chèn ép khi chúng ta di chuyển, đứng/ngồi một chỗ. Khi chúng ta nằm, áp lực này sẽ biến mất do cột sống được dãn và thả lỏng. Lúc này, đĩa đệm khỏe mạnh sẽ tự phục hồi. Vì vậy chúng ta rất hiểm khi để ý được sự thay đổi về chiều cao của bản thân trong ngày.
Tuy nhiên, với những người có đĩa đệm bị thoái hóa, không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu thì không chỉ thay đổi về chiều cao, mà còn kéo theo những dấu hiệu khác: đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ, vận động và di chuyển khó khăn… Vậy chính xác thì thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu mà chúng ta lại bị căn bệnh này? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm triệu chứng như thế nào? Bệnh này có chữa khỏi được không? Và cách thức ra sao? Tất cả các vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BỆNH GÌ?
Trên cơ thể bình thường của chúng ta có khoảng 24 đốt sống có thể cử động kéo dài từ cổ đến hết thắt lưng. Khoảng ở giữa các đốt sống này chính là đĩa đệm. Đĩa đệm bao gồm 2 phần chính: nhân keo (gelatin) và bao xơ vòng.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển lệch khỏi vị trí giữa các đốt sống trong cột sống. Do bao xơ vòng bên ngoài bị tổn thương, bị lòi ra ngoài, rách, nứt, hư hại. Thông qua những vết nứt đó, nhân keo nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài khiến đĩa đệm giảm chiều cao và không còn có được chức năng “giảm xóc” ban đầu nữa.
Bạn biết đấy! Đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống, đóng vai trò như một miếng đỡ, giảm xóc cho khung xương. Có thành phần cấu tạo chủ yếu là nước. Thông thường chiều cao của đĩa đệm sẽ tăng dần từ trên xuống dưới. Với một người trưởng thành, đĩa đệm ở cổ sẽ khoảng 3mm, lưng là 5mm, thắt lưng có thể lên tới 9mm. Lý do là càng ở vị trí thấp thì đĩa đệm càng phải chịu những áp lực lớn hơn.Nên tình trạng thoát vị dễ xảy ra ở những vị trí thấp.
Khi chúng ta vẫn động, đi lại, cúi ngửa, nghiêng người, đĩa đệm có thể bị biến dạng. Và nếu đĩa đệm không khỏe mạnh (do thoái hóa), vị sang chấn mạnh, hoặc một số nguyên nhân khác, hiện tượng rách, nứt, thoát vị và mất dần chức năng ở đĩa đệm rất có thể xảy ra.
BẠN CÓ BIẾT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TRẢI QUA 4 GIAI ĐOẠN
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trên cột sống. Có thể ở cổ, lưng trên, thắt lưng hoặc dưới thắt lưng. Thông thường sẽ có 2 vùng chính:
– Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng: Như đã nói, đây là vùng dễ bị thoát vị nhất. Những cơn đau thường xuất hiện ở thắt lưng và liên sườn. Sau đó chuyển dần từ thắt lưng xuống dọc mông và chân. Tùy vào giai đoạn và tình trạng bệnh lý mà cơn đau nhẹ hay nặng và có thể kèm theo: tê bì,căng cơ…
– Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ: khó phát hiện hơn so với thoát vị vùng lưng. Cơn đau thường ở sau gáy đầu tiên, rồi làn dần lên chẩm và xuống vai. Biểu hiện cũng rất đa dạng, cơn đau có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh ở cổ. Cũng có thể ê ẩm kéo dài ở vai. Vì vậy, không dễ dàng để xác định được điểm đau cột sống cổ.
Mỗi giai đoạn, những cơn đau có thể có mức độ, tần xuất khác nhau. Thậm chí có những giai đoạn, người bệnh còn không hề cảm thấy có bất cứ điều gì bất thường xảy ra.
Thoát vị đĩa đệm trải qua nhiều giai đoạn
Thoát vị đĩa đệm có thể tiến triển rất nhanh chóng. Thậm chí, chúng có thể “nhảy cóc” nếu đĩa đệm chịu tác động gì đó bất thường. Hiểu và phát hiện bệnh sớm là cách để chúng ta tránh được những hệ lụy không đáng có. Thông thường, căn bệnh này có 4 giai đoạn phát triển. Những giai đoạn đầu bạn hoàn toàn không cần quá lo lắng. Vì chúng ta có thể khắc phục và chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn trầm trọng thì ngược lại. Việc chữa trị thực sự rất khó khăn. Thậm chí là bất khả thi.
1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chớm.
Cơn đau hầu như không xuất hiện. Hoặc nếu có thì chỉ là thoáng qua mà thôi. Nguyên nhân là đĩa đệm chưa hề bị thoát vị. Ở giai đoạn chớm, phần bao xơ chỉ sưng nhẹ và nhân nhày có chút biến dạng mà thôi.Vì thế, đa phần người bệnh không cảm thấy được sự thay đổi này. Và luôn bỏ qua những triệu chứng rất nhỏ đó.
2. Giai đoạn 2: Những cơn đau không còn “chơi trò trốn tìm”.
Giai đoạn 1 phát triển lên giai đoạn hai vô cùng nhanh chóng. Ở giai đoạn này, phần bao xơ bắt đầu sưng to hơn và lồi ra ngoài. Những cơn đau nhẹ ở giai đoạn 1 đã trở thành cảm giác đau nặng hơn, uể oải. Thậm chí, hiện tượng bao xơ sưng lên chèn vào rễ thần kinh, kích thích chúng một cách cục bộ. Làm cho cơn đau dần lan rộng hơn.
3. Giai đoạn thứ 3: Bệnh bắt đầu trầm trọng.
Những cơn đau bắt đầu trở thành “nỗi ám ảnh” của người bệnh. Bao xơ đĩa đệm không còn nguyên dạng mà đã bị nứt và rách ra khiến cho phần nhân bị lồi ra ngoài. Khả năng nâng đỡ của đĩa đệm giảm một cách nghiêm trọng. Và rễ thần kinh chịu sức chèn ép nhiều hơn. Các cơn đau kéo dài, kèm theo những triệu chứng gây tê liệu, cứng khớp, khó vận động. Ở giai đoạn này, những hình thức điều trị chuyên khoa kịp thời là vô cùng cần thiết.
4. Giai đoạn cuối: Hành trình gian nan.
Giai đoạn này là giai đoạn không chỉ bao xơ bị nứt rách mạnh mẽ. Mà phần nhân nhày cũng không còn nguyên vẹn, chúng có hiện tượng bị thoát hẳn ra ngoài và đứt đoạn. Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn này, có thể là do họ không điều trị. Hoặc phương thức điều trị trước đó không có tác dụng.
Ở giai đoạn 4, thoát vị đã chuyển thành mãn tính và gần như khó có khả năng chữa khỏi. Dây thần kinh cột sống đã bị chèn ép quá mức, gây teo cơ, đau đớn cực độ. Bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ bị liệt hoàn toàn.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Trải qua mỗi giai đoạn, những triệu chứng lại càng thêm rõ rệt. Quan sát tỉ mỉ những triệu chứng từ khi chúng bắt đầu xuất hiện và điều trị kịp thời là những việc làm cần thiết để tránh cho căn bệnh diễn biến xấu đi.
Những triệu chứng có thể gặp phải khi bạn bị thoát vị đĩa đệm:
– Cơn đau có thể thoáng qua, đau nhói, đau như bị giật điện, hoặc đau ê ẩm kéo dài ở dọc cột sống hoặc điểm nào đó trên cột sống.
– Khi đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh, những cơn đau sẽ không chỉ ở vùng đĩa đệm mà sẽ lan sang dọc sống lưng, cổ, vai hoặc hai chi dưới (đau dây thần kinh tọa/dâu thần kinh cổ vai gáy)
– Khó khăn trong vận động, căng cứng cơ, càng di chuyển càng đau và giảm dần khi được nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái.
– Tê dại chân tay, cảm thấy mất dần khả năng vận động.
Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm:
Ngoài các triệu chứng trên, khi bệnh phát triển nặng hơn, chúng ta còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác như:
a.Đau rễ thần kinh:
Tổn thương kéo dài do bị chèn ép tạo ra những cơn đau lan rộng từ lưng cuống chân. Cơn đau dai dẳng và tăng mạnh khi bệnh nhân hắt hơi, ho, di chuyển, đứng hoặc ngồi quá lâu.
b.Rối loạn cảm giác:
Bắt nguồn từ tổn thương rễ thần kinh. Rối loạn cảm giác thường xảy ra ở những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Những cảm giác bị rối loạn thường là nóng, lạnh hoặc xúc giác.
c.Rối loạn vận động:
Khi bệnh ở giai đoạn nguy hiểm, tình trạng tê bại, thậm chí là liệt có thể xảy ra. Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vận động như khó chi phối các chi, đặc biệt là hai chi dưới.
d.Rối loạn cơ thắt:
Biểu hiện của biến chứng này ban đầu là bí tiểu, sau đó là không kiểm soát được. Nước tiểu sẽ rỉ ra ngoài do cơ thắt ngoại vi đã mất đi chức năng vốn có.
e.Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm:
Hội chứng đuôi ngựa được phân thành 3 loại, phụ thuộc vào tầng thoát vị, như sau:
– Hội chứng đuôi ngựa trên: Hội chứng này gắn với hiện tượng thoát vị đĩa đệm ở các đoạn cao của đốt sống (đốt sống lưng L1-L2 và L2-L3). Biểu hiện của nó là liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chi dưới. Đồng thời, cảm giác ở khu vực bẹn trở xuống và chức năng của cơ thắt kiểu ngoại vi cũng bị rối loạn.
– Hội chứng đuôi ngựa giữa: gắn với hiện tương thoát vị ở đoạn giữa (L3-L4 và L4-L5). Biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng: rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt một số chắc năng ở chân: gấp cẳng, động tác bàn chân, ngón chân và mất cảm giác cục bộ/toàn bộ chân.
– Hội chứng đuôi ngựa dưới: xuất phát từ hiện tượng thoát vị đĩa đệm đoạn dưới(L5-S1). Biểu hiện gồm: rối loạn cảm giác đáy chậu, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, hạn chế một số động tác chân.
Thoát vị đĩa đệm thay đổi và biến chứng nhanh hay chậm, nhẹ hay nghiêm trọng ngoài xuất phát từ quá trình phát hiện và điều trị. Còn dựa vào nguyên nhân, tác nhân tác động gây nên căn bệnh này.
NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Tựu chung lại, chúng tôi tìm hiểu được 4 nhóm nguyên nhân chính. Đó là:
– Do chấn thương:
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc tới là chấn thương. Có rất nhiều tác nhân có thể dẫn tới chấn thương. Có thể là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập mạnh …
Khi bị chấn thương, phần xương khớp bị ảnh hưởng sẽ “biến dạng” đôi chút. Đĩa đệm vì vậy mà có thể trật khỏi vị trí bên trong khớp xương. Mức độ thoát vị nhiều hay ít tùy thuộc vào chấn thương nặng hay nhẹ.
– Do sự lão hóa của tuổi già:
Những thay đổi của cơ thể khi tuổi tác ngay một tăng là nguyên nhân chính dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Thông thường, độ tuổi dễ bị thoát vị là từ 30 tuổi đến 50 tuổi. Lý do là khả năng đàn hồi bên trong nhân tủy giảm dần theo tuổi. Khiến đĩa đệm không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa và có nguy cơ rách/rạn nứt cao.Tuổi càng cao thì lớp nhân nhày càng khô, bao xơ bên ngoài lại càng dễ rách. Làm cho túi nhày bên trong bị lồi ra ngoài dễ hơn. Và tình trạng thoát vị đĩa đệm là điều rất khó tránh khỏi. Do đó, sự lão hóa của tuổi già là nguyên nhân khó khắc phục nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam có tới 30% dân số mắc phải các chứng bệnh như đau lưng, đau phần hông và đau cổ mà nguyên nhân là do thoát vị đĩa đệm. Cũng theo nghiên cứu của Bộ y tế, khoảng 17% người trên 60 tuổi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, và tỉ lệ này đang có xu hướng tăng lên. Nguy hiểm hơn là, độ tuổi người bị thoát vị đĩa đệm đang bị trẻ hóa. Nói cách khác, thoái hóa tuổi già hiện nay chỉ là một nguyên nhân mà thôi. Bệnh này còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nữa. Làm cho những người trẻ tuổi cũng có khả năng bị thoát vị.
Bệnh đau nhức thắt lưng cấp mãn tính nguyên nhân CÁCH CHỮA hiệu quả
– Do thói quen sinh hoạt hay đặc thù công việc:
Ít ai ngờ rằng chính những thói quen sinh hoạt cũng có thể khiến cho chúng ta mắc chứng thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như: thói quen ngồi sai tư thế, thường xuyên cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách…
Bên cạnh đó, đặc thù công việc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh này. Những công việc phải ngồi một chỗ liên tục nhiều giờ như nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên đánh máy, người làm việc nghiên cứu… Hoặc những công việc cần sử dụng sức lực nhiều, thường phải bê vác quá nặng đều có nguy cơ cao mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm.
– Do di truyền:
Theo nghiên cứu cho thấy, thoát vị đĩa đệm cũng có nguyên nhân từ di truyền. Khi ông bà, bố mẹ mắc chứng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc có bệnh liên quan đến cấu trúc xương. Thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh này rất cao.
Tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh mà chúng ta có cách điều chỉnh nhất định trong sinh hoạt, dinh dưỡng cũng như luyện tập để tăng cường thể lực. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là điều cần thiết. Bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Có lẽ chúng ta đều đồng ý rằng, thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc điều trị sớm và dứt điểm kết hợp với phòng ngừa và duy trì sức khỏe đĩa đệm là vô cùng cần thiết.
Điều trị thoát vị đĩa đệm.
Trước khi nói đến cách điều trị, người bệnh cần quan sát các dấu hiệu của bệnh. Nếu những cơn đau chỉ rất nhẹ, hiếm khi xuất hiện và chưa thực sự nghiêm trọng. Bạn có thể áp dụng những phương thức điều trị đơn giản dưới đây. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy đau đớn nghiêm trọng hơn. Cơn đau kéo dài có hoặc không kèm theo những triệu chứng khác như tê mỏi, căng cứng, khó vận động… Hoặc người bệnh đã cao tuổi và có dấu hiệu lão hóa. Thì việc thăm khám và chuẩn đoán bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ thích hợp hơn.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt? CÁCH chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm
Có một số bài kiểm tra giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý chính xác như: kiểm tra khả năng phản xạ, sức mạnh cơ bắp, cảm giác của cơ thể, chụp X-Quang, chụp cắt lớp…
Sau khi đã kiểm tra và xác định, người bệnh có thể áp dụng theo một số phương pháp điều trị sau đây. Có thể dùng 1 hoặc kết hợp nhiều liệu trình cùng lúc sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
1. Nghỉ ngơi kết hợp tự xoa bóp chữa đau vai gáy, lưng, cổ.
Trong trường hợp, đĩa đệm chưa bị thoát vị nặng, mới chỉ ở những giai đoạn đầu. Bạn có thể chỉ cần nằm nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống. Kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng những vùng đau mỏi. Cơn đau sẽ nhanh chóng giảm đi và đĩa đệm cũng dần phục hồi trạng thái cân bằng.
2. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.
Bấm huyệt một số huyệt đạo trên cơ thể có khả năng hỗ trợ điều trị rất tốt đối vơi bệnh lý này. Tuy nhiên, hình thức này cũng có đôi chút kỳ công. Trước hết, bạn cần tìm hiểu thông tin sơ lược về bấm huyệt và các huyệt đạo có tác dụng trong trị liệu cùng các thao tác cơ bản cần thực hiện.
Căn cứ vào những thông tin đó, bạn thực hiện bấm, ấn, day các huyệt đạo tương ứng. Kết hợp cùng với xoa bóp và massage nhẹ nhàng vùng đau nhức. Nếu thoát vị mức độ nhẹ, phương pháp này sẽ đem lại những hiệu quả khá bất ngờ đấy! Đối với những bệnh nhân bị thoát vị nặng, bấm huyệt có thể được áp dụng như một liệu pháp hỗ trợ trị liệu. Giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
3. Sử dụng miếng dán giảm đau, túi chườm, kết hợp thuốc uống/tiêm.
Cách này sẽ giúp cắt cơn đau và chữa trị nhanh chóng. Các loại thuốc tây y/tiêm/truyền có thể có kết quả tức thì. (như thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ, phục hồi chức năng sau điều trị, thuốc giảm đau…) Song lại kèm theo ít/nhiều tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn. Bởi vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng phương pháp chườm/đắp thảo dược hoặc các loại đông nam dược. Chúng tuy không có tác dụng nhanh chóng như các phương thuốc tây y. Nhưng lại có khả năng tác động vào chính căn nguyên của bệnh. Và rất hiếm khi kéo theo tác dụng phụ sau điều trị. Bởi vậy, tùy theo mong muốn của người bệnh mà áp dụng loại thuốc nào thích hợp.
4. Hình thức vật lý trị liệu của các cơ sở y tế.
Vật lý trị liệu là cách chữa trị cũng khá hiệu quả và được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Không sử dụng nhiều loại thuốc và dược phẩm trong điều trị. Nhưng vật lý trị liệu lại đem lại kết quả rất bất ngờ. Một số hình thức trị liệu thường gặp như: châm cứu, sử dụng xung điện, các bài tập kết hợp…
Với phương pháp này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5. Phẫu thuật.
Đây là hình thức cuối cùng người ta nên nghĩ tới. Tuy có thể đem lại kết quả nhanh chóng. Song phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh sẽ chỉ được chỉ định sử dụng biện pháp này nếu như tất cả những cách thức khác không còn có tác dụng gì cả.
Để được phẫu thuật, người bệnh sẽ cần trải qua những bài kiểm tra sức khỏe chuyên sâu khác. Nếu sức khỏe ổn định và đảm bảo điều kiện áp dụng phẫu thuật. Bác sĩ mới tiến hành thực hiện phương pháp này.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều luôn luôn đúng. Đặc biệt là khi ai ai cũng biết rằng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không. Dưới đây là một số phòng bệnh, phục hồi sức khỏe và hạn chế tái phát sau điều trị.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Bạn cần ghi nhớ rằng thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn ít đạm, ít béo, tránh sử dụng các thực phẩm và đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ ăn chứa dầu thực vật đã hydro hóa. Nên tăng cường rau xanh, nước và thực phẩm giàu vitamin, Canxi, Omega-3… trong thực đơn. Một số loại thực phẩm có lợi như: Cá ngừ, cá hồi, rau bina, đậu nành, bông cải xanh, bơ, kiwi…
Ngoài ra, bạn còn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt như sau:
– Thao tác bê, vác, kéo, đẩy, cúi, ngửa, vận động đúng tư thế chuẩn để tránh gia tăng áp lực lên đĩa đệm.
– Không đứng, ngồi, cúi trong một tư thế quá lâu. Cứ cách 1-2h, bạn cần thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ nhàng để thư giãn cột sống.
– Hạn chế vận động và làm việc quá sức.
2. Thường xuyên tập luyện những bài thể dục vừa sức.
Tập luyện theo những bài tập phù hợp với sức khỏe của mỗi cá nhân luôn là “phương pháp vàng” để phòng trừ mọi bệnh lý. Tập luyện mỗi ngày giúp cho cơ thể luôn dẻo dai và khỏe mạnh. Đồng thời, các bài tập cũng có tác dụng làm tăng cường và hồi phục sức khỏe của những vùng bị thương tật.
Các hình thức tập luyện khá đa dạng. Ngoài các bài dưỡng sinh theo độ tuổi, bạn có thể lựa chọn những loại hình khác như: bài tập yoga, bài tập fitness tăng cường sức khỏe, bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy chuyên dụng…
3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách theo dõi sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, dễ bị thoái hóa và thể trạng không ổn định.
Kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Phát hiện được những căn bệnh tiềm ẩn có khả năng xảy ra. Đồng thời, lên kế hoạch điều trị bệnh sớm khi cần thiết.
4. Sử dụng các bài massage bấm huyệt bằng tay hoặc các thiết bị hỗ trợ mỗi ngày.
Các bài massage bấm huyệt đem lại những lợi ích rất tốt. Vừa giúp hồi phục sức khỏe sau điều trị, vừa giúp chăm sóc sức khỏe mỗi ngày giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Xoa bóp mỗi ngày sẽ làm thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, giảm đau mỏi, cải thiện thể trạng…
Nếu như bạn cảm thấy ghi nhớ vị trí, tác dụng của hệ thống huyệt đạo cùng tuần tự thao tác là quá phức tạp. Bạn có thể không cần tự massage. Thay vì đó, hãy sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác như: ghế massage nhật bản, ghế mát xa lưng, máy matxa… Những thiết bị được lập trình sẵn theo kích thước cơ thể sẽ giúp bạn đấp bóp, day huyệt chính xác. Bạn cũng không cần quá lo lắng đến vấn đề thời gian, vì chúng cũng không mất quá lâu để hoàn thiện một lần massage bấm huyệt.
Có thể nói, thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh tiềm ẩn rất nhiều HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG. Bởi vậy, theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời là điều cần thiết đối với bất cứ ai. Đồng thời, phòng ngừa và tránh tái phát sau điều trị cũng có ý nghĩa quyết định để tất cả chúng ta luôn có được cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.