Tại sao bị bệnh sưng phù chân

Tại sao bị bệnh sưng phù chân? Làm thế nào để điều trị?

Tại sao bị bệnh sưng phù chân? Nguyên nhân bị bệnh sưng phù chân có thể bắt nguồn từ việc lượng nước trong cơ thể bị sụt giảm khi thiếu đi lượng protein và albumin cần thiết. Hoặc có thể do tắc nghẽn mạch máu/mao mạch bị rò rỉ khiến thận giữ lại nhiều natri và nước hơn bình thường. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa…

Chân bị sưng phù là hiện tượng không quá xa lạ với nhiều người. Bệnh này rất dễ nhận thấy. Bởi bệnh nhân thường có phần chân bị sưng phồng một cách bất thường. Có 2 loại phù chính, đó là phù cứng và phù mềm:

Bệnh phù chân ở người già có NGUY HIỂM KHÔNG nguyên nhân cách chữa

– Phù cứng hiếm gặp hơn. Đây là loại phù liên quan tới một số bệnh lý như dị ứng hoặc suy nhược tuyến giáp (bệnh phù niêm, bệnh phù chân voi…). Phù cứng không dễ phát hiện bởi khi chúng ta dùng ngón tay ấn vào vùng da bị phù thì không để lại vết lõm như phù mềm. Nguyên nhân là do lượng nước ứ lại trong khoang bào ở không ở dạng tự do mà lại liên kết với các thành phần khác của mô như acid hyaluaronic.

– Phù mềm (hay còn gọi là phù dịch) là loại phù phổ biến hơn cả. Loại phù này là do tích nước trong khoang bào ở thể tự do. Nên khi bạn nhấn tay vào phần da bị sưng phù, phần da đó liền bị lõm lại và không đàn hồi nhanh chóng như bình thường. Sau khi ngừng ấn, phần lõm phải mất một thời gian mới phẳng trở lại.

Chứng sưng phù có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Riêng đối với đôi chân, bạn sẽ gặp nhiều nhất ở vùng bàn chân, ngón chân, cẳng chân và mắt cá chân. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến hiện tượng sưng phù ngay từ những thời điểm bắt đầu xuất hiện. Bởi sưng phù kéo dài có thể là dấu hiệu báo hiệu rất rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Chân bị sưng phù là hiện tượng phổ biến

AI CÓ THỂ BỊ BỆNH PHÙ CHÂN?

Bất cứ ai cũng có thể có bị chân sưng phù. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh của những người chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền sẽ cao hơn so với những người không có ai trong gia đình từng bị phù chân. Ngoài ra, cũng có những đối tượng dễ gặp phải hiện tượng phù thũng ở chân như:

  • Phù chân ở người già.
  • Chân sưng phù ở phụ nữ sau sinh.
  • Sưng phù ở nam giới.
  • Người mắc các căn bệnh có kèm theo triệu chứng sưng phù.
  • Người bị tai nạn/chấn thương khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn/tràn dịch.

DẤU HIỆU NÀO CHO BIẾT BẠN BỊ PHÙ CHÂN?

Đúng như tên gọi của nó, dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy chính là sự thay đổi khác thường về kích thước của đôi chân/bộ phận nào đó bị phù. Hiện tượng sưng phù có thể xảy ra ở cả đôi chân hoặc ở một/một số bộ phận nhất định trên chân như bàn chân, ngón chân, mắt cá, cẳng chân…

Bất cứ ai cũng có thể có bị chân sưng phù

Người bị sưng phù chân thường có những dấu hiệu như:

– Phần chân bỗng nhiên sưng to bất thường có hoặc không kèm theo những cơn đau, chân không bị chấn thương/va đập trước đó.

– Chân sưng phù suốt nhiều ngày không khỏi, và ngày một trầm trọng. Khi nhân ngón tay vào thấy lõm xuống và không đàn hồi lại như cũ được (trừ phù cừng như đã nói ở trên).

– Phù thũng xảy ra theo chu kỳ như tăng vào sáng, giảm khi về chiều và ngược lại.

– Phù có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như: mệt mỏi, tê bì, mất cảm giác ở chân.

Mỗi người bệnh khác nhau sẽ có thể trạng và cơ địa khác nhau. Bởi vậy, những triệu chứng mà họ biểu hiện cũng rất khác nhau. Nguy hiểm hơn cả, là phù không chỉ là một bệnh đơn giản dễ điều trị, mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, căn cứ vào từng triệu chứng khác nhau mà có cách điều trị cho phù hợp.

CĂN CỨ VÀO DẤU HIỆU MÀ DỰ ĐOÁN BỆNH LIÊN QUAN.

Tình trạng sưng phù ở một bên hoặc cả hai chân có thể xuất hiện do: mang thai, viêm khớp, suy tĩnh mạch, bệnh gan, bệnh thận, chấn thương, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, kích thích tố, hoặc béo phì.

Tùy từng nguyên nhân mà mỗi người có một triệu chứng khác nhau khi mắc bệnh. Bởi vậy, nhiều khi từ những dấu hiệu lâm sàng mà bạn nhận thấy khi phù chân, cũng có thể giúp bạn chẩn đoán được một phần nguyên nhân của hiện tượng này. Đồng thời biết được chân bị phù là bệnh gì.

PHÙ chân do bệnh thận

1. Phù chân do các bệnh ở thận.

Dấu hiệu ban đầu không xuất hiện ở chân mà ở hai mí mắt. Mí mắt của bạn sẽ sưng mọng lên trong khoảng vài ngày rồi chân mới bị phù. Phù nhiều ở hai chân, đặc biệt là mắt cá chân. Bệnh nhân sẽ nhận thấy một số dấu hiệu sau:

– Sưng phù ở chân, da căng bóng và mất hết các nếp nhăn và vết lõm. Dùng tay ấn vào thì da không đàn hồi lại ngay lập tức mà vẫn lõm một lúc.

– Triệu chứng phù tăng lên vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và giảm dần khi về chiều.

– Phù nhiều hơn khi ăn mặn và giảm khi ăn nhạt.

– Đi tiểu ít và xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.

– Tăng cân: Bệnh nhân khi bị bệnh nặng có thể tăng lên từ 5-10kg so với trước khi bị sưng phù.

Phù chân do bệnh thận có nguồn gốc từ việc mất dần khả năng lọc bỏ các chất có hại và natri trong máu. Khiến cho lượng nước dư thừa nhiều và nồng độ natri tăng cao, gây áp lực cho mạch máu và xảy ra hiện tượng phù nề.

Phù chân do suy tim có nguy hiểm không?

2. Phù chân do suy tim.

Suy tim cũng là một trong những căn bệnh có biểu hiện đi kèm là phù chân. Nguyên nhân là sự suy yếu khả năng bơm máy ở tìm khiến cho lượng máu bị giữ lại ở chân, bàn chân và mắt cá chân khá nhiều, gây phù nề.

– Phù hai chân rõ rệt.

– Hiện tượng phù tăng lên về chiều. Bệnh nhân dễ bị nhức mỏi chân về đêm và giảm vào sáng sớm hoặc khi được nghỉ ngơi.

– Sưng phù kèm theo những triệu chứng khác như mệt, khó thở khi vận động. Tĩnh mạch ở cổ nổi lên rất rõ.

3. Phù chân do suy dinh dưỡng/thiếu chất.

– Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể gầy yếu, cơ teo nhưng chân lại bị sưng phù khác thường. Xét nghiệm thì thấy lượng protein và albumin trong máu giảm nặng.

– Phù chân do thiếu vitamin B1 còn gọi là phù thể ướt xảy ra khi người bệnh ăn gạo ẩm mốc hoặc gạo dự trữ quá lâu ngày. Những triệu chứng thường thấy là: hai chân bị sưng to, tê bì và mất dần cảm giác. Ngoài ra, đôi chân còn có thể giảm hoặc mất đi phản xạ ở gân xương do bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi.

4. Suy tĩnh mạch cũng kèm theo hiện tượng phù chân.

Tĩnh mạch ở chân khi có tình trạng suy yếu sẽ giảm/mất dần khả năng bơm máu về tim. Máu bị ứ trệ sẽ khiến cho tĩnh mạch bị chịu áp lực lớn hơn, gây phù. Biểu hiện của phù chân do suy tĩnh mạch là:

– Nhận thấy tĩnh mạch nổi lên và sẫm màu hơn bình thường. Tĩnh mạch nổi rõ ở dưới da phần bắp chân như mạng lưới có màu đỏ/xanh.

Suy tĩnh mạch cũng kèm theo hiện tượng phù chân

– Chân bị sưng phù kèm theo triệu chứng đau nhức chân hoặc bị chuột rút ở bắp chân về đêm mà không rõ nguyên nhân.

– Khi nặng hơn, sẽ có triệu chứng căng tức ở bắp chân, mỏi chân, đau tê ở bắp chân và sưng phù quanh mắt cá chân. Chân nặng nề, chỉ cảm thấy dễ chịu hơn khi gác cao chân/rung chân…

Nếu không được chữa trị kịp thời, khiến cho căn bệnh ngày càng phát triển có thể gây ra những hiện tượng vô cùng nghiêm trọng như: chân đổi màu, chàm hóa da, loạn dưỡng, loét chân…

Ngoài ra, những bệnh như xơ gan, thiếu hệ thống bạch huyết, béo phì, nhiễm trùng… cũng có thể gây ra hiện tượng phù ở chân. Vì thế, bạn cần cẩn trọng khi thấy phần chân bị phù đột ngột mà không hề biết lý do là do đâu. Hãy tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân của hiện tượng này để chắc chắn rằng mình có thể kiểm soát và nắm rõ mọi thông tin về sức khỏe của bản thân nhé!

NGUYÊN NHÂN BỊ PHÙ CHÂN LÀ DO ĐÂU?

Phù chân, ngoài là triệu chứng báo hiệu của bệnh, còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, được hình thành từ chính người bệnh. Cơ chế sinh ra hiện tượng phù thũng ở chân là do sự tích tụ chất lỏng tại chân khiến cho phần chân bị sưng lên. Hoặc máu huyết kém lưu thông, gây ách tắc, nghẽn mạch máu làm tích trữ máu ở đôi chân cũng có thể làm chân phù thũng, đau đớn. Ngoài ra, phù nề còn có những nguyên khác như:

Lạm dụng thuốc tây gây phù chân

– Chế độ ăn uống quá nhiều muối và carbohydrate

– Hormon thay đổi khi mang bầu, tiền kinh nguyệt hoặc khi dùng hormon để thay cho thuốc tránh thai.

– Dây tĩnh mạch bị trương hoặc dây tĩnh mạch bị thương.

– Do chấn thương.

– Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc đối kháng calcium, thuốc chống viêm…

– Do phản ứng với dị ứng.

– Thần kinh bị rối loạn.

– Lạm dụng ma túy và các chất kích thích.

– Do mao mạch bị rò rỉ làm giảm lượng albumin trong máu, khiến thận giữ lại nhiều natri và nước hơn để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Lượng nước lưu thông trong cơ thể nhiều hơn lại càng làm cho lượng dịch bị rò rỉ tăng lên, khiến cho các mô bị sưng tấy.

– Ngồi hoặc gập thân trong một tư thế quá lâu khiến máu ở chân không thể lưu thông được cũng có thể gây tê và phù chân.

Đau nhức đầu gối KHÔNG NÊN COI THƯỜNG – Nguyên nhân và Cách chữa

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI CHÂN BỊ SƯNG PHÙ

Ban đầu, hiện tượng sưng phù chỉ ở mức độ nhẹ, không gây đau nhức hay bất cứ vấn đề gì khác đến đôi chân của bạn. Tuy nhiên, nếu như không được khắc phục và điều trị kịp thời, sưng phù ở chân cũng có thể kéo theo rất nhiều những biến chứng nguy hiểm như:

– Chân ngày càng sưng to, kèm theo những cơn đau, cứng chân, khó đi lại và vận động.

– Tắc tĩnh mạch, rối loạn huyết học, chân nóng, đỏ đau, da bị căng, ngứa ngáy, khó chịu.

– Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại khu vực bị sưng phù, viêm loét da.

– Bị sẹo giữa các lớp mô, xơ các mô.

– Giảm khả năng lưu thông máu, giảm tính đàn hồi của mạch máu.

– Ảnh hưởng lớn đến khớp và hệ cơ bắp ở chân.

– Có nguy cơ mất hẳn khả năng vận động và cảm giác ở chân.

Bạn nên lưu ý khi có thấy chân bị phù nề. Và thực hiện những bước khám lâm sàng, xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán được chính xác về tình trạng bệnh lý. Từ đó, có hình thức và lộ trình điều trị phù hợp.

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI CHÂN BỊ SƯNG PHÙ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÙ CHÂN?

Trước khi điều trị, bạn cần theo dõi và tiến hành những xét nghiệm để biết được tình trạng thực tế của bệnh sưng phù đang xảy ra ở chân.

1. Các xét nghiệm và chẩn đoán

– Quan sát bằng mắt thường: Bạn sẽ thấy một số dấu hiệu của ở chân chứng tỏ chúng đang bị phù bằng cách quan sát, sử dụng ngón tay ấn thử vào chân để xem xét tình trạng đàn hồi sau đó hay không. Đồng thời, xem xét cân nặng của mình. Nếu mỗi ngày (cùng thời điểm và lúc đói) cân nặng của bạn tăng lên 1-2kg. Kèm theo đó, bạn cảm thấy những dấu hiệu bất thường khác (hoặc không) thì nên đến gặp các bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chính xác hơn để biết rõ tình trạng sức khỏe.

– Các xét nghiệm cần thiết: Dựa trên những thông tin của bạn cung cấp, kèm theo những bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành một hoặc một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Những xét nghiệm thường thấy như:

Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm máu.
  • Đo hoặc ước lượng áp suất trong mạch máu nhất định.
  • Chụp X – quang.

2. Cách điều trị

Dựa trên những nguyên nhân mắc bệnh mà mỗi người sẽ có những liệu trình khác nhau trong điều trị bệnh sưng phù chân. Thông thường, liệu trình này bao gồm:

Chườm đá lạnh giảm phù nề chân

a. Điều trị dựa trên nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng phù chân.

Có rất nhiều cách chữa phù chân khác nhau. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc uống, các biện pháp chữa trị không dùng đến thuốc. Nếu tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể sẽ phải dùng đến những phương pháp phức tạp hơn như phẫu thuật.

– Chườm lạnh:

Sử dụng khăn lạnh sẽ giúp co mạch máu, giảm lượng dịch lỏng rò rỉ ra ngoài, giúp lượng máu quay trở lại tim. Tuy nhiên, chỉ nên đặp khăn lạnh lên chân dưới 10 phút/lần. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách điều trị tạm thời mà thôi. Để trị dứt điểm cần thực hiện những biện pháp khác nữa.

– Sử dụng các loại thuốc uống:

Các loại thuốc uống như: thiazide, furosemid, spironolactone… giúp gia tăng lượng natri và nước trong thận, thuốc cải thiện chức năng thận,thuốc làm bền thành mạch như Rutin C, Daflon, Veinamitol…

Với một số trường hợp đặc biệt, thầy thuốc còn phải áp dụng phương thức tiêm làm xơ hóa lòng mạch máu. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau.

Cách mát xa bàn chân 6 bước điêu luyện cho đôi chân khỏe mạnh

– Massage trị sưng phù chân:

Phương pháp này đặc biệt có tác dụng khi người già bị phù chân. Bởi họ là đối tượng rất thường xuyên gặp phải những tình trạng như kém lưu thông, thành mạch mỏng dễ vỡ… Một số cách trị chân bị sưng phù bằng mát xa là:

  • Kích thích lưu thông máu ở chân: Đấm bóp nhẹ nhàng từ cổ chân lên tới đùi. Vuốt nhẹ nhàng bằng hai tay theo chiều từ cổ chân lên đến đùi và ngược lại, vừa vuốt vừa đặt chân lên vị trí cao. Massage quanh cổ chân, vuốt dọc giữa các ngón chân và lòng bàn chân.
  • Bấm huyệt trị liệu: Một số vị trí bạn cần nhớ là: huyệt đạo trên mu bàn chân ở giữa ngón cái và ngón áp cái, huyệt đạo ở ngay phía trên mắt cá chân khoảng 1 ngón tay. Dùng ngón cái day vào cách huyệt này sẽ giúp máu lưu thông rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp massage nhật bản, máy mát xa chân, máy cầm tay để hỗ trợ mát xa chính xác và hiệu quả hơn nếu muốn. Bằng cách này, tình trạng sưng phù sẽ mau chóng biến mất.

– Băng ép:

Đây là phương thức được sử dụng khá nhiều. Nó có tác dụng phục hồi và điều chỉnh áp suất chênh lệch giữa các hệ thống tĩnh mạch nông và sâu. Dựa trên nguyên lý làm giảm đường kính lòng tĩnh mạch mà làm tăng dần khả năng vận chuyển máu và chất lỏng trong mạch máu kể cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động.

– Phẫu thuật:

Phẫu thuật sẽ được áp dụng nếu tình trạng bệnh nhân thực sự cần đến nó. Vì cho dù công nghệ hiện đại đến thế nào đi nữa thì phương pháp này tiềm ẩn những biến chứng cũng như rủi ro.

Có hai phương pháp phẫu thuật chính là Stripping và Chivas:

  • Stripping: giúp loại bỏ các tĩnh mạch nộng bị giãn bằng các dụng cụ chuyên dụng. Phương pháp này cho phép bác sĩ rút các tĩnh mạch như chúng ta rút lòng gà vậy.
  • Chivas: Đây là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát thấp nhất. Phương pháp này giúp lấy đi các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên.

Các bác sĩ sẽ làm nghẹt lòng tĩnh mạch bằng cách sử dụng nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ âm 900oC qua một ống thông. Sau đó áp dụng các phương pháp phẫu thuật trên.

Phẫu thuật tuy có thể lại bỏ hiện tượng tắc nghẽn và giãn lòng tĩnh mạch nhanh chóng nhưng vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật. Tỷ lệ này có thể tới 30% tùy từng trường hợp.

Phẫu thuật chữa phù nề chân

b. Các biện pháp hỗ trợ giúp giảm phù nề ở chân.

Ngoài việc điều trị, bạn cũng cần biết thêm thông tin về một số biện pháp hỗ trợ khác giúp giảm tình trạng chân bị nhức mỏi, phù nề, căng cứng… Kết hợp đồng thời với việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

– Điều chỉnh lại lượng muối nạp vào cơ thể theo khuyến cáo của bác sĩ.

– Uống nhiều nước.

– Di chuyển và vận động chân cũng sẽ giúp hiện tượng phù nề được giảm đi đáng kể. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn một số bài tập giúp giảm sưng nếu cần.

– Nâng cao chân trong khoảng 30 phút/lần, thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày sẽ giúp máu được lưu thông trở lại tim tốt hơn. Phương pháp này có thể đem lại tác dụng tốt đối với những trường hợp sưng phù chân do suy tim hay suy tĩnh mạch dẫn đến việc lưu thông máu từ chân ngược lại tim bị yếu đi.

– Vuốt nhẹ nhàng vùng bị sưng cũng có thể giúp cho những chất lỏng dư thừa được lưu thông, giảm tình trạng tắc nghẽn mà không gây tắc nghẽn.

– Đeo các loại tất/vớ, mặc quần có khả năng ôm giữ sát vào chân.

c. Biện pháp thích hợp tránh tái phát.

– Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đối với cơ thể như: Không tắm nước quá nóng/quá lạnh. Giữ ấm khi trời lạnh và mặc mát mẻ khi trời quá nóng. Nói không với bồn tắm nóng, nắng nóng, phòng tắm hơi… nếu bạn đã từng bị sưng phù ở chân trước đó.

Thực phẩm cho người bị bệnh phù nề

– Cân đối ăn uống, không ăn quá mặn, quá ngọt, luôn uống đủ nước và cung cấp lượng vi chất như natri, magie, photpho… phù hợp cho cơ thể.Nên ăn những loại rau củ có lợi như: củ cải đường, rau lá xanh, dứa, nho, đậu xanh,bí đỏ, hành tây, tỏi…

– Thường xuyên tập luyện những bài thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe toàn thân, cải thiện khả năng vận động của đôi chân, kích thích lưu thông máu và sự phát triển của hệ cơ.

Massage chân mỗi ngày (1-2 lần tùy thích) cũng là cách thức rất tốt giúp ngăn ngừa tái phát bệnh phù chân.

– Không lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng.

– Không đứng/ngồi một chỗ quá lâu. Tốt nhất là cách 1-2h bạn nên đi lại/di chuyển.

– Tránh sử dụng giày cao gót.

Nguyên nhân khiến chân bị sưng phù rất đa dạng. Tùy theo từng triệu chứng khác nhau mà áp dụng những biện pháp phù hợp để đem lại hiệu quả sau điều trị và tránh tái phát trong tương lai nhé!

Thẻ:,