Đau nhức đầu gối KHÔNG NÊN COI THƯỜNG

Đau nhức đầu gối KHÔNG NÊN COI THƯỜNG – Nguyên nhân và Cách chữa

Đau nhức đầu gối là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai không chỉ riêng người cao tuổi. Cơn đau có thể xuất hiện  sau chấn thương, va đập mạnh nhưng cũng có thể là một trong những dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh như: thoái hóa khớp, viêm khớp, gai khớp gối…

Chúng ta đã hiểu nhức mỏi đầu gối là bệnh gì. Vậy triệu chứng cụ thể của căn bệnh này ra sao?

Đau mỏi khớp gối nguyên nhân và cách chữa trị

Đau nhức đầu gối có rất nhiều triệu chứng khác nhau, ví như:

– Đau ê ẩm, chỉ vận động và di chuyển mới đau nhiều hơn.

– Đau mỏi khớp gối, đau theo từng cơn.

– Tê cứng khớp, khó di chuyển và cử động.

– Đau kèm theo hiện tượng tê, mỏi, sưng, nóng, đỏ…

Thông thường, bệnh này xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, người già, người mới ốm dậy…Tuy ban đầu chứng bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể biến tướng thành thể mãn tính, kéo theo các bệnh lý khác. Thậm chí có thể dẫn tới bại liệt vĩnh viễn.

Đau đầu gối có rất nhiều triệu chứng

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI.

Những cơn đau có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân từ sự tác động khách quan của môi trường. Cũng có những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nguồn gốc của bệnh sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị hợp lý, đem lại hiệu quả nhanh chóng và tốt hơn cả mong đợi.

Có tất cả 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu gối bao gồm:

1. Đau nhức do đặc thù công việc, vận động hoặc tai nạn gây chấn thương vùng đầu gối.

– Đặc thù công việc và thói quen trong sinh hoạt: Theo nghiên cứu, những người ít vận động hoặc làm việc trong môi trường không vận động khớp gối thường xuyên có khả năng bị đau đầu gối cao hơn so với những người thường xuyên vận động. Những thói quen bế vác vật nặng không đúng tư thế cũng có thể gây ra những cơn đau bất thường.

– Vận động quá sức, quá nhiều: Nếu bạn nghỉ ngơi suốt thời gian dài và đột ngột vận động quá mạnh và quá sức thì khớp gối cũng như hệ xương trên toàn thân có thể bị ảnh hưởng.

– Chấn thương do tai nạn: Tai nạn là một trong những nguyên nhân gây chấn thương. Không cần phải là những tai nạn nguy hiểm. Chỉ cần bị va đập ở mức độ vừa phải cũng có thể khiến cho khớp gối bị tế buốt/đau đớn. Nếu tai nạn nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khớp gân, sụn, dây chẳng và cả túi dịch quanh khớp gối nữa.

Chấn thương do tai nạn đau đầu gối

2. Do tuổi tác.

Tuổi tác là nguyên nhân muôn thuở của những căn bệnh về xương khớp. Không chỉ với khớp gối mà còn chỉ chung tất cả các vùng khớp khác. Khi tuổi tác ngày một tăng, khớp dễ bị khô, xương không chắc khỏe và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, những cơn đau nhức có thể “ghé thăm” họ bất cứ khi nào trong ngày.

3. Do các bệnh lý liên quan sẵn có trong cơ thể.

Đây cũng là một trong những nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau nhức vùng đầu gối. Có khá nhiều căn bệnh có thể kéo theo các triệu chứng đau nhức khớp gối như:

a. Thoái hóa khớp gối:

Khớp gối có lẽ là phần khớp phải chịu nhiều áp lực của cơ thể nhất. Nó phải nâng đỡ cả cơ thể hoạt động liên tục suốt nhiều giờ. Vì vậy, đây là phần vô cùng dễ bị tổn thương và thoái hóa đặc biệt là khi tuổi tác ngày một tăng cao. Khi bị thoái háo, người bệnh sẽ liên tục cảm thấy đau nhức, đau nhiều hơn về ban đêm và sáng sớm khi thức dậy, khi vận động mạnh, leo cầu thang… Cơn đau đầu gối những không sưng, đôi khi cũng có thể kèm theo những hiện tượng sưng, nóng, đỏ, tê bì…

b. Tổn thương tại khớp gối:

Khớp gối khi bị tổn thương do bệnh lý hoặc hậu quả sau va đập/tai nạn, có thể bị đau nhức từ nhẹ đến nặng tuy vào mức độ của tổn thương là nhiều hay ít. Những tổn thương thường thấy như:

– Vỡ sụn hoặc xương:

Thoái hóa trải qua thời gian dài có thể khiến cho xương và sụn ở vùng gối bị ảnh hưởng không nhỏ. Chúng có thể bị nứt, vỡ tạo thành những dị vật ở vùng khớp. Dù rất nhỏ cũng có thể làm kẹt khớp gây những cơn đau nhức. Đặc biệt là khi cử động.

Đau đầu gối do trật xương bánh chè

– Trật xương bánh chè:

Xương bánh chè là phần xương nằm ở vùng khớp gối, giữa xương đùi và xương ống chân. Nó được che chắn bởi mặt hệ dây chằng và sụn. Xương bánh chè bị trật khỏi vị trí có thể chèn lên phần sụn và dây chằng. Người bệnh sẽ khó di chuyển và cảm thấy đau nhức.

– Do bệnh gout:

Gout ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Không chỉ với người trung và cao tuổi, những cơn đau khớp gối ở người trẻ tuổi cũng dễ thấy khi họ bị gout. Bệnh nhân gout đau khớp gối khá thường xuyên do các khối acid uric bị lắng đọng ở các khớp. Cảm giác đau đơn rất khó chịu, khiến họ không thể đi lại bình thường. Thậm chí là chỉ ngồi/nằm một chỗ cũng cảm thấy đau.

b Viêm vùng khớp gối:

Bản chất của viêm vùng gối là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn, chấn thương, hoại tử, nghẽn mạch, xuất huyết… Quá trình phản ứng này có thể gây ra hiện tượng đau và nhức mỏi, sưng tấy, nóng đỏ đầu gối và khớp gối. Những chứng viêm thường gặp ở vùng khớp gối thường thấy là:

– Viêm bao hoạt dịch:

Bao hoạt dịch được cấu thành từ các sợi xơ mềm, ở bên trong bao khớp. Nó giữ chức năng tiết dịch làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao dịch này bị viêm. Phần khớp gối sẽ không thể hoạt động dẻo dai như bình thường nữa. Những cơn đau nhức và khô cứng ở vùng gối là điều rất dễ xảy ra.

Đau đầu gối do viêm gân bánh chè

– Viêm gân bánh chè:

Như chúng ta đã biết: bánh chè là phần xương ở giữa xương đùi và xương ống chân, nằm ở đầu gối. Gân bánh chè nằm ở đầu gối, có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của đôi chân. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển, gây ra tình trạng đau nhức khớp gối.

– Viêm khớp gối:

Viêm khớp cũng khiến phần đầu gối trở nên “khó bảo” hơn bao giờ hết. Không chỉ đau đớn mỗi lần di chuyển. Mà viêm khớp gối còn kèm theo các triệu chứng như sưng và đỏ ở phần khớp gối nữa. Nếu không chữa kịp thời, căn bệnh này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vùng đầu gối.

c. Thiếu chất.

Vùng đầu gối cũng có thể xuất hiện hiện tượng đau khi trong cơ thể của bạn bị thiết hụt một số chất cần thiết như canxi, vitamin nhóm B… Thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến hệ xương và hoạt động của cơ, gân, dây chằng và túi dịch. Làm cho đầu gối không thể hoạt động bình thường, gây đau mỏi.

d. Bệnh suy tĩnh mạch (hiếm gặp):

Đây không phải là nguyên nhân phổ biến. Bệnh suy tĩnh mạch có thể làm người bệnh cảm giác như phần bắp chân bị bó chặt, nặng nề, rất khó chuyển động. Đầu gối bị đau mỏi, đặc biệt là về đêm. Nên người bị bệnh này thường bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Đau đầu gối do thời tiết thay đổi

4. Do thời tiết thay đổi.

Khi tuổi tác tăng dần lên, xương khớp không còn được như trước. Thì thời tiết thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu gối ở người già.

Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi sau khi bị chấn thương hoặc tai nạn mà vẫn còn di chứng để lại khiến phần xương khớp không hồi phục được hoàn toàn.

CÁCH CHỮA TRỊ CHỨNG ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI

Tùy theo tình trạng sức khỏe, triệu chứng đâu và nguyên nhân gây lên cơn đau mà lựa chọn cho mình những biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những phương pháp hiệu quả nhất như sau:

1. Massage, xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi nó có thể đem lại những hiệu quả không thể ngờ tới. Bạn có thể áp dụng những bài massage cơ bản được dạy bởi những chuyên gia về sức khỏe. Hoặc sử dụng các thiết bị matxa như: ghế massage toàn thân shika, máy massage chân, bộ matxa bằng xung điện… để giải quyết vấn đề đau nhức vùng đầu gối. Nó sẽ có tác dụng từ từ, song cũng khá công hiệu đấy.

2. Chườm nóng/ lạnh.

Chườm cũng là cách thường xuyên được sử dụng khi chúng ta bị đau nhức vùng đầu gối. Chườm lạnh có thể làm tê và giảm đau nhanh chóng. Chườm nóng sẽ giúp hệ cơ và gân bị căng cứng được thư giãn và mềm trở lại. Ngoài việc chườm với túi, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để tăng hiệu quả điều trị.

3. Thuốc.

Các loại thuốc giảm đau, miếng dán sẽ đem lại tác dụng nhanh chóng. Thông thường, người ta hay sử dụng các loại miếng dán giảm đau, thuốc bôi ngoài da như mỡ diclofenac, mỡ salisylat… trước khi sử dụng các loại thuốc uống giảm đau chống viêm như paracetamol, diclofenac, meloxicam…

Chúng tôi cũng xin khuyến cáo rằng các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng lớn đối với gan, dạ dày, thận… Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng nó sau khi các loại thuốc bôi hoặc miếng dán không có tác dụng. Và phải sử dụng đúng liều lượng, không dùng quá nhiều. Tốt hơn hết là hãy xin chỉ định của y dược sĩ trước khi dùng những loại thuốc này để tránh tác dụng phụ không hay cho cơ thể. Nếu dùng trong 3-5 ngày không thấy thuyên giảm, hãy chuyển sang các liệu pháp khác nhé!

Các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả

4. Vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu là một phương thức bắt nguồn từ y học phương đông. Có nhiều phương pháp khác nhau như: châm cứu, bấm huyệt, xung điện… Tùy thuốc vào tình trạng bệnh sau khi thăm khám mà các y bác sĩ sẽ cho bạn những lộ trình điều trị khác nhau.

Phương pháp này cũng rất có ích nếu sử dụng như một phương thức bổ trợ trong quá trình điều trị bệnh đau nhức đầu gối nói riêng và bệnh về xương khớp toàn thân nói chung.

Vật lý trị liệu hết nhức mỏi chân

5. Thay đổi chế độ ăn uống và vận động.

Trong trường hợp bạn bị đau nhức do thiếu chất, vận động mạnh hoặc chấn thương sau tai nạn, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động là rất quan trọng. Cung cấp đủ dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe vùng đầu gối rõ rệt. Đây là việc cần thực hiện ngay, thường xuyên và liên tục.

6. Phẫu thuật.

Đây là cách cuối cùng mà bạn cần nghĩ tới nếu những phương pháp điều trị bên trên không đem lại bất cứ kết quả nào khả quan.

Để tiến hành phẫu thuật, bạn cần trải qua những bước thăm khám và xét nghiệm chính xác tình trạng bệnh lý cũng như căn nguyên gây ra bệnh. Từ đó, sẽ có một phác đồ điều trị và lịch phẫu thuật chuẩn cho bạn.

CÁCH NÂNG CAO SỨC KHỎE KHỚP GỐI

Cách tốt nhất để chúng ta không phải đối mặt với những cơn đau là tìm cách phòng tránh nó trước khi quá muộn. Vậy, bạn cần làm gì để nâng cao sức khỏe xương khớp vùng gối? Hãy ghi nhớ ngay một số  lưu ý sau đây:

– Ăn uống khoa hc, đủ cht: Điều kiện cơ bản để có một cơ thể khỏe mạnh là chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Lưu ý bổ sung đủ các khoáng chất như canxi, kali, magie, vitamin cho cơ thể. Không nên ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, ăn quá ngọt, quá chua, quá mặn…

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

– Tp th dc đều đặn mi ngày: Thể dục là phương pháp điều trị tự nhiên giúp duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe trên toàn thân. Bởi vậy, tập luyện đều đặn mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức sẽ rất tốt cho khớp gối. Thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp chúng ta tránh xa được những căn bệnh nguy hiểm.

– Tư thế ngồi làm việc, học tập đúng sẽ giúp phần khớp gối được thư giãn. Không bị căng cứng.

Bạn nên chú ý: Nếu ngồi hoặc đứng quá lâu, bạn cần cử động khớp gối từ từ, sau đó đi lại, vận động để các cơ thư giãn. Không nên đi giày cao gót quá cao hoặc quá cứng. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến các khớp trên chân của bạn.

– Khám bệnh định kỳ thường xuyên: Điều này sẽ giúp bạn theo dõi được sức khỏe chi tiết và chính xác. Sớm phát hiện ra bệnh (nếu có) và có cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Bệnh đau nhức thắt lưng cấp mãn tính nguyên nhân CÁCH CHỮA hiệu quả

Đau nhức đầu gối KHÔNG NÊN COI THƯỜNG bởi vì đầu gối là bộ phận vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc phát hiện và điều trị những triệu chứng bất thường về đầu gối cần thực hiện sớm để không ảnh hưởng đến vận động và sức khỏe toàn thân. Hi vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên có thể hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thẻ: