Bệnh xương khớp ở người già Nguyên nhân Cách chữa trị
Bệnh xương khớp ở người già Nguyên nhân Cách chữa trị. Người già thường hay bị đau mỏi chân tay, để hạn chế và phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp ở người già chúng ta cần hiểu được nguyên nhân, những tác nhân gây ra đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người cao tuổi và cách chữa trị kịp thời dứt điểm
Bạn nghĩ sao khi mà những bệnh xương khớp ở người cao tuổi phần lớn có căn nguyên chủ yếu từ quá trình lão hóa? Và lão hóa là điều không bao giờ có thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng chống lại chúng ta. Vậy làm thế nào có thể tránh được bị đau nhức xương khớp ở người già?
Đừng quá lo lắng như vậy! Bởi không phải cơn đau nhức nào cũng bắt nguồn từ lão hóa và những căn bệnh xương khớp do lão hóa. Còn rất nhiều những nguyên nhân khác dẫn tới những cơn đau.
NGUYÊN NHÂN ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI.
Những cơn đau xương khớp vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với bất cứ ai, đặc biệt là người già. Và để hạn chế đối đa chứng đau xương khớp, chúng ta cần hiểu rõ những tác nhân gây ra chúng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng đau xương khớp ở người già:
1. Do tuổi tác, lão hóa.
Đây có lẽ là nguyên nhân chính của bệnh đau nhức khớp xương ở người lớn tuổi. Bởi khi về già, những chức năng cũng như cấu tạo của sụn khớp và hệ xương dần thay đổi. Chúng không còn giữ được sự linh hoạt và dẻo dai như ban đầu nữa. Quá trình thoái háo, vôi hóa, khô khớp, kém co dãn đàn hồi của dây chừng, cơ gân cũng như lão hóa xương khiến cho người già gặp không ít khó khăn trong di chuyển và vận động. Và lão hóa cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý đáng ngại.
Những căn bệnh xương khớp do nguyên nhân này thường là bệnh mãn tính. Chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp điều trị giảm đau hoặc hạn chế sự phát triển nhanh chóng của bệnh. Rất khó có thể trị dứt điểm và tránh tái lại.
Một số bệnh xương khớp thường gặp do lão hóa ở người già:
– Thoái hóa xương và sụn khớp.
– Thoát vị đĩa đệm.
– Vôi hóa/gai xương.
– Viêm dây chằng.
– Lao xương/ung thư xương…
Và nhiều căn bệnh khác với mức độ và tốc độ phát triển bệnh lý khác nhau. Nếu chỉ dựa trên những biểu hiện đau nhức rất khó có thể dự đoán chính xác được bệnh. Vì vậy, người già cần được thăm khám để biết rõ hơn về tình trạng lão hóa và khắc phục kịp thời.
Ngoài lão hóa, bệnh đau nhức xương khớp còn xuất phát từ nguyên nhân chấn thương do tai nạn, va đập, ngã,…
2. Do chấn thương.
Những chấn thương dù rất nhẹ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đối với xương khớp. Vì cơ thể của người lớn tuổi rất nhạy cảm. Hệ thống xương khớp cũng không thực sự khỏe mạnh như trước. Dù lão hóa rất chậm và hoàn toàn không có triệu chứng của bệnh xương khớp. Nhưng chỉ sau một lần chấn thương là đã bị ngay những triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, đã phần bệnh xương khớp xuất phát từ nguyên nhân này thường mang tính chất cấp tính.
Triệu chứng thường thấy khi người già bị đau nhức do chấn thương là:
– Đau ngay sau khi bị chấn thương hoặc một thời gian ngắn sau khi chấn thương.
– Đau một vùng bị thương, đau âm ỉ hoặc đau nhói.
– Chỉ đau khi vận động và cơn đau biến mất khi nghỉ ngơi và thư giãn vùng bị chấn thương.
– Cơn đau không kéo dài quá lâu và có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách massage hướng dẫn trên video bằng tay, matxa với ghế mát xa
– Đau nhức nhẹ ở khớp hoặc đau sâu vào tận xương, mệt mỏi và mất sức cùng các triệu chứng khác tùy từng chấn thương.
Nguyên nhân này thường chỉ gây ra bệnh đau nhức cấp tính. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời thì rất có thể sẽ biến thành mãn tính và không thể điều trị dứt điểm.
3. Do thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng.
Ít ai ngờ rằng chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp của người cao tuổi phải hứng chịu những cơn đau nhức và ê buốt.
Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến xương khớp:
– Thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ và đạm có thể khiến cho cơ thể dễ bị sưng phù, gout, ảnh hưởng đến thận, gan… gây ra những cơn đau.
– Lười vận động, không có thói quen tập thể lục mỗi ngày, ngồi một chỗ thường xuyên, gập hoặc cúi người quá lâu.
– Nâng vác vật quá nặng, gồng quá sức khiến cho xương phải chịu sức đè nén hoặc kéo dãn lớn đột ngột.
– Ăn quá ít rau củ, không cung cấp đủ canxi và các vi chất cần thiết cho xương.
– Thói quen gối đầu quá cao, không đứng/ngồi thẳng lưng, để chân tay tê cứng, không giữ ấm tay chân…
Những thói quen này, mới đầu, chỉ tạo ra những cơn đau ở mức nhẹ hoặc vừa phải. Nên rất dễ khiến cho chúng ta dễ chủ quan nghĩ rằng chỉ là đau nhức thông thường. Song, trên thực tế, những thói quen này về lâu về dài có thể gây ra những căn bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
4. Do môi trường sống.
Đây là nguyên nhân mà hầu như chẳng ai có thể kiểm soát được. Thời tiết trở lạnh đột ngột, hanh khô, ẩm thấp… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và xương khớp. Ngoài ra, sự ô nhiễm môi trường cũng gây hại rất nhiều đối với chúng ta.
Mỗi yếu tố có một mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hệ xương khớp và mỗi bộ phận lại chịu những tác động rất không giống nhau. Cụ thể là những bộ phận nào thường bị đau nhức nhất? Nên lưu ý khi cảm thấy đau nhức ở xương ở vùng nào?
BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở BỘ PHẬN NÀO?
Không phải người già nào cũng mắc những bệnh về xương khớp trên. Và lão hóa có thể xảy ra ở một, một số bộ phận hoặc trên toàn cơ thể. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà họ có thể bị đau nhức ở các điểm/vùng khác nhau như:
1. Đau nhức lưng, cột sống:
Đau cột sống vùng lưng cơn đau này khá phổ biến ở người già. Và đây cũng là khu vực nguy hiểm nhất. Đau vùng lưng và dọc cột sống có thể kéo theo những căn bệnh rất nguy hiểm. Vùng đau thường gặp nhất là thắt lưng và phần lưng dưới. Cơn đau cũng có thể có nhiều mức độ: từ đau ê ẩm đến đau nhói và đau dữ dội.
Đau nhức cột sống lưng có thể là triệu chứng của:
- Thoái hóa đốt sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Vôi hóa cột sống
- Lao cột sống
- Viêm dây chằng lưng và cột sống
- Ung thư
- …
Đau nhức lưng có thể diễn ra trong thời gian ngắn (đau cấp tính) hoặc âm ỉ suốt thời gian dài (bệnh mãn tính). Cơn đau có thể kèm theo những triệu chứng khác như: tê cứng, sốt, sưng tấy, đỏ đau… Cần ngăn chặn và chữa trị ngay khi thấy những cơn đau nhẹ để tránh những biến chứng khó lường.
2. Đau mỏi cổ:
Cổ cũng là phần dễ bị tổn thương khi tuổi tác tăng cao. So với lưng, phần cỏ cũng có vai trò quan trọng không kém. Phần xương khớp cũng như các dây thần kinh ở cổ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lưng, đầu, vai và hai tay. Bệnh đau mỏi cổ, vì vậy, còn có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau và tê cứng ở nhiều bộ phận liên quan khác.
Ở vùng cổ, thường xuất hiện những hiện tượng nhức mỏi ở các khớp cổ, đau ở cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ, vẹo cổ không thể cử động hay quay cổ được và nhiều những triệu chứng khác nữa.
3. Nhức mỏi vai-gáy:
Nhức mỏi vai gáy cũng là vấn đề không nên bỏ qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mỏi vai gáy. Ngoài nguyên nhân do co cứng cơ bắp hoặc máu huyết kém lưu thông, thì các bệnh xương khớp ở cổ cũng là yếu tố gây ra những cơn đau mỏi ở bộ phận này.
Vai và gáy không chỉ được cấu thành từ các khớp xương mà còn có rất nhiều búi cơ và dây chằng. Bệnh về xương khớp có thể khiến cho dây chằng bị kéo dãn, gây co cứng cơ. Ngược lại, hiện tượng co cơ cũng tạo áp lực chèn ép lên các khớp xương và ảnh hưởng đến đĩa đệm.
4. Đau nhức khớp gối:
Chân là bộ phận phải hoạt động liên tục suốt cả ngày dài. Vì thế, người cao tuổi thường xuyên bị những bệnh ở khớp gối như thấp khớp, viêm khớp, gout… Cơn đau khớp gối có thể xuất hiện chớp nhoáng sau một ngày vận động với tần suất quá lớn, do vận động mạnh, do tai nạn, chấn thương, do thời tiết lạnh đột ngột…
Cho dù bệnh xương khớp phát tác ở bộ phận nào đi chăng nữa, thì cũng đều ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người già. Thật không thoải mái khi thường xuyên phải chịu đựng cảm giác đau nhức, tê buốt tận khớp xương. Đừng để tình trạng đó xảy ra với chúng ta. Hãy tìm cách để luôn khỏe mạnh và giữ được sự dẻo dai cho hệ xương khớp. Đồng thời, hạn chế mọi nguy cơ mắc bệnh, hạn chế việc phát triển và tái phát những căn bệnh đó.
CÁCH PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI.
Phòng tránh được các chứng bệnh về xương khớp ở người già, cần phải thực hiện đồng thời rất nhiều công việc khác nhau.
1. Tình trạng sức khỏe hiện tại của người cao tuổi ra sao?
Khi đã về già, không phải ai cũng có thể có được một sức khỏe tốt và dẻo dai. Và mỗi người lại có một thể trạng rất khác nhau. Vì thế, điều đầu tiên mà chúng ta phải làm đó là nhận biết tình trạng sức khỏe hiện tại của người cao tuổi để biết được nên làm công việc gì tiếp theo.
Nếu cơ thể hoàn toàn bình thường, không có bất cứ dấu hiệu gì đáng lo ngại. Bạn chỉ cần suy trì một lịch làm việc/vận động cũng như ăn uống/sinh hoạt khoa học như ở mục dưới đây là được.
Nếu cơ thể có dấu hiệu đau nhức ở đâu đó trên cơ thể. Bạn cần tùy thuộc vào mức độ của cơn đau, bộ phận đau nhức, nguyên nhân gây bệnh để có hình thức điều trị hợp lý.
Cách thức tốt nhất để biết được chính xác tình trạng sức khỏe là thực hiện các xét nghiệm và quy trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Vì có những căn bệnh ở mức độ tiền khởi không biểu hiện ra những triệu chứng đau. Và nhiều bệnh nguy hiểm có triệu chứng bằng những cơn đau rất bình thường.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt hợp lý.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mà chúng ta điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho phù hợp. Một số điều bạn cần ghi nhớ là:
– Chế độ dinh dưỡng:
Bạn cần hạn chế ăn những đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, quá chua, quá mặn,… Nên ăn những món thanh đạm, ít béo, chứa nhiều vitamin C như rau xanh, trái cây ít đường, cá… Nên thay thế những loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho xương khớp.
Đồng thời bổ sung thêm vi chất, vitamin B, D, canxi, photpho, sắt… để cơ thể luôn đủ chất và khỏe mạnh. Hỗ trợ tốt cho xương khớp cũng như toàn cơ thể.
– Chế độ sinh hoạt và tập luyện:
Tập theo các bài tập chữa đau nhức xương khớp toàn thân, bài tập yoga cho người đau lưng, các bài tập trị đau lưng… là cách thức rất tốt để làm giảm cơn đau lưng nếu có. Những bài tập này còn có tác dụng khá hữu hiệu trong việc nuôi dưỡng sự dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ những thói quen không tốt cho hệ xương như bê vác vật nặng, làm việc quá sức, tư thế sai… Những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp, hen xuyễn… nên lựa chọn cho mình những bài tập phù hợp.
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, thư giãn cơ thể thường xuyên bằng những động tác nhẹ nhàng sau khi ngồi/đứng/cúi trong một tư thế quá lâu.
– Tránh xa những chất có hại:
Các chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá… là những “kẻ giết người không dao” đối với hệ xương khớp của bạn. Chúng có thể gây mòn khớp, hủy hoại xương, phá hủy sụn khớp, teo xương…
3. Thực hiện các bài massage thư giãn, xoa bóp mỗi ngày.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi đau mỏi mới cần phải xoa bóp. Nhưng thực ra không phải. Bạn nên thực hiện mỗi ngày nếu có thể, vì đây là cách giúp cho máu huyết lưu thông, giảm căng cứng cơ và hỗ trợ điều trị được khá nhiều bệnh về xương khớp.
Nếu bạn không thực sự an tâm về khả năng massage bằng tay của mình. Hãy lựa chọn cho mình những hình thức khác tiện lợi hơn. Một chiếc ghế mát xa toàn thân hoặc máy mát xa sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn đấy! Mỗi ngày 15-20 phút sử dụng ghế mát xa sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, xua tan mệt mỏi và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
4. Chú ý khi những cơn đau xuất hiện.
Đừng coi thường những cơn đau nhẹ! Chúng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp ở người cao tuổi mà chúng ta thường hay chủ quan bỏ qua. Những cơn đau thường thấy là:
– Khớp đau có thể kèm theo sưng, nóng đỏ làm giảm khả năng cử động.
– Khớp bị co cứng mỗi khi thức dậy vào buổi sáng hoặc bất động trong một thời gian nào đó.
– Đau nhức ở mức nhẹ nhàng có thể hết khi nghỉ ngơi.
– Đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, khí hậu chuyển lạnh và giảm dần khi được nghỉ ngơi, chườm/ngâm nước ấm
– Đau mỏi mỗi khi cử động hoặc cả khi không cử động, càng vận động nhiều lại càng đau.
– Cơn đau tăng dần và không thấy ngừng lại kể cả khi sử dụng thuốc bổi, miếng dán, thuốc uống.
Nếu như những cơn đau ở mức nhẹ và có thể giải quyết nhanh chóng sau nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm nóng/lạnh thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cần phải can thiệp bằng những biện pháp khác hoặc mức đau đớn ngày càng tăng lên thì bạn cần có sự can thiệp ngay bằng các biện pháp y tế khác.